Tục tiễn ông Táo về trời báo cáo giữa Việt Nam và Trung Quốc có gì khác nhau?

Với Trung Quốc, Táo Quân, hay Táo Vương còn được tôn kính gọi là "Đông trù tư mệnh Táo chủ Thần quân" nghĩa là vị thần cai quản việc bếp núc cũng như bản mệnh, phúc họa của mỗi gia đình. Nguồn gốc Táo quân của người Trung Quốc cũng rất đa dạng và phong phú nhưng truyền thuyết về cặp đôi "thần bếp" với chồng tên Tô Cát Lợi và vợ Vương Thị được xem là phổ biến hơn cả.

Mâm cúng Táo quân của người Trung Quốc thường có những món vừa ngọt vừa dính miệng - Ảnh: Tri thức trực tuyến

Mâm cúng Táo quân của người Trung Quốc thường có những món vừa ngọt vừa dính miệng - Ảnh: Tri thức trực tuyến

Ở hầu hết các khu vực phía Bắc Trung Quốc, Cúng ông Táo rơi vào vào 23 hay 24 tháng 12 âm lịch. Tuy nhiên ở tỉnh Chiết Giang, Thượng Hải và các khu vực Giang Tô, Cúng ông Táo rơi vào ngày thứ Năm của tháng Giêng âm lịch. Ở nhiều nơi khác trên đất nước Trung Quốc, lễ Cúng ông Táo lại liên quan tới Lễ hội Đèn lồng (ngày 15/1 âm lịch).

Dù mỗi nơi có một tục lệ cũng khác nhau nhưng cúng ông Táo vẫn mang một ý nghĩa chung, đó là cầu mong những điều may mắn trong năm mới. Người dân ở khắp đất nước Trung Quốc đều cúng ông Táo để xua đi những đen đủi trong năm cũ và cầu mong những điều tốt đẹp, mới mẻ sẽ đến trong năm mới.

Theo truyền thống, ông Táo sẽ lên trời để trình bày với thiên đình về những việc mình làm trong năm vừa qua. Trong ngày này, người dân địa phương thường cúng bánh “Nian gao” - món bánh truyền thống của Trung Quốc có hình hoa sen, làm từ mật ong và đường. Món bánh Niangao được làm từ mật ong và đường là nhằm tạo độ kết dính để ông Táo ăn và bị dính môi lại. Đây được ví là một cách các gia đình “hối lộ” thần Bếp lên thiên đình báo cáo những thành tích tốt để Ngọc Hoàng sẽ ban phát tài lộc cho cả nhà trong năm mới.

Người dân Trung Quốc thường dán hai câu đối cạnh ảnh thờ Táo quân - Ảnh: Tri thức trực tuyến

Với người Trung Quốc, Táo quân của họ sẽ lên thiên đình bằng ngựa. Bởi vậy mỗi gia đình Trung Quốc thường cúng một con ngựa tre trong ngày này để giúp các vị Táo đi lại thuận tiện hơn.

Sau đó, các gia đình còn chuẩn bị thức ăn để đón ông Táo từ thiên đình trở về vào dịp giao thừa.

Khi lễ hội mùa Xuân cũng đang đến gần (chỉ sau ngày cúng ông Táo khoảng 6, 7 ngày), người Trung Quốc bắt đầu chuẩn bị đón năm mới. Mọi người thường sẽ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi sạch sẽ những bụi bẩn và không may mắn trong năm cũ và chào đón một năm mới.

Quỳnh Chi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-tuc/tuc-tien-ong-tao-ve-troi-bao-cao-giua-viet-nam-va-trung-quoc-co-gi-khac-nhau-a258219.html