Tuổi thọ cao, nhưng chất lượng cuộc sống người già thấp

Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải

Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải "chung sống” với 3 bệnh lý phối hợp.

 Chăm sóc người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Người Việt "chưa giàu đã già” Ở tuổi 75, bà Trần Thị Nh. (Hưng Yên) phải chịu căn bệnh thoái hóa khớp, viêm đa rễ thần kinh, phổi mãn tính và bệnh lý đại tràng. "Mỗi khi thay đổi thời tiết, căn bệnh phổi lại tái phát, ho nhiều, khó thở. Thực phẩm ăn uống cũng chọn lựa kỹ càng, chỉ cần ăn đồ không sạch là bệnh đại tràng cũng lại tái phát”, bà Nh. bày tỏ. Mới 69 tuổi, bà Huỳnh Thị M. (Quảng Ninh) đã mắc bệnh sa sút trí tuệ 4 năm qua. Phát hiện triệu chứng muộn, không can thiệp sớm, giờ đây bà gần như mất trí nhớ và cơ thể lúc nào cũng gồng cứng. Chị Hoàng Thị L. (con gái bà M.) ngậm ngùi nói: "Nhìn mẹ thương rớt nước mắt. Bà vừa bị Alzheimer, vừa tiểu đường biến chứng gây suy thận nên cơ thể suy kiệt không thể hồi phục. Con cái ở xa, phải thuê người trông chừng bà giúp, cuối tuần mới về thăm bà được”. 89 tuổi, bà Trần Thị D. (Hà Nội) đã có hơn 9 tháng nằm viện vì tai biến. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người con gái và các nhân viên y tế tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. "Với những nỗ lực điều trị và phục hồi chức năng, hiện mẹ tôi có sức khỏe tiến triển tốt, từ nằm liệt hôn mê không biết gì giờ đã tỉnh táo hơn, có thể vận động được và đang tập đi lại. Tuy nhiên, bà còn phải nằm viện nhiều tháng, không dám cho về nhà vì huyết áp bà biến động liên tục”, con gái bà D. bày tỏ.

Chăm sóc người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Người Việt "chưa giàu đã già” Ở tuổi 75, bà Trần Thị Nh. (Hưng Yên) phải chịu căn bệnh thoái hóa khớp, viêm đa rễ thần kinh, phổi mãn tính và bệnh lý đại tràng. "Mỗi khi thay đổi thời tiết, căn bệnh phổi lại tái phát, ho nhiều, khó thở. Thực phẩm ăn uống cũng chọn lựa kỹ càng, chỉ cần ăn đồ không sạch là bệnh đại tràng cũng lại tái phát”, bà Nh. bày tỏ. Mới 69 tuổi, bà Huỳnh Thị M. (Quảng Ninh) đã mắc bệnh sa sút trí tuệ 4 năm qua. Phát hiện triệu chứng muộn, không can thiệp sớm, giờ đây bà gần như mất trí nhớ và cơ thể lúc nào cũng gồng cứng. Chị Hoàng Thị L. (con gái bà M.) ngậm ngùi nói: "Nhìn mẹ thương rớt nước mắt. Bà vừa bị Alzheimer, vừa tiểu đường biến chứng gây suy thận nên cơ thể suy kiệt không thể hồi phục. Con cái ở xa, phải thuê người trông chừng bà giúp, cuối tuần mới về thăm bà được”. 89 tuổi, bà Trần Thị D. (Hà Nội) đã có hơn 9 tháng nằm viện vì tai biến. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người con gái và các nhân viên y tế tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. "Với những nỗ lực điều trị và phục hồi chức năng, hiện mẹ tôi có sức khỏe tiến triển tốt, từ nằm liệt hôn mê không biết gì giờ đã tỉnh táo hơn, có thể vận động được và đang tập đi lại. Tuy nhiên, bà còn phải nằm viện nhiều tháng, không dám cho về nhà vì huyết áp bà biến động liên tục”, con gái bà D. bày tỏ.

Bà D. (bên trái) đã có hơn 9 tháng nằm viện vì tai biến. Mặc dù tuổi thọ của người cao tuổi ở nước ta tăng lên gần đây, nhưng như bà M., bà Nh. hay bà D. đều phải "chung sống” với nhiều bệnh lý phối hợp. Việc phải có người chăm sóc liên tục, cũng tạo ra nhiều áp lực đối với con cháu và hệ thống chăm sóc sức khỏe người già. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, những bệnh nhân trên 80 tuổi có đến 6 bệnh phối hợp như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, parkinson, sa sút trí tuệ, đột quỵ... Tỷ lệ người cao tuổi ngày càng gia tăng trong cơ cấu dân số gây áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội, hệ thống y tế, trong đó có chuyên ngành lão khoa. Với tình trạng bệnh lý và hội chứng lão khoa như vậy khiến nhu cầu chăm sóc toàn diện với đối tượng này là rất lớn. Đó cũng là vấn đề cấp thiết cần giải quyết với hệ thống an sinh xã hội, môi trường chính sách của bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới Số người cao tuổi ở Việt Nam liên tục tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (chiếm khoảng 11,86% dân số). Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, nhanh hơn so với các dự báo trước đó là vào năm 2017. Như vậy, chúng ta đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn "dân số già" sau 27 năm, đòi hỏi sự thích ứng của xã hội. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết, năm 2021, chỉ số già hóa đạt 53,1%, tức là cứ 100 trẻ em dưới 15 tuổi thì có khoảng 53 người già từ 60 tuổi trở lên. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động từ 15-64 tuổi khá cao (chiếm 67,6% tổng dân số cả nước). Tuy nhiên xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng. Tỷ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi liên tục giảm từ 24,5% năm 2009 xuống 24,3% năm 2019 và 24,1% năm 2021; trong khi nhóm dân số già từ 65 tuổi trở lên liên tục tăng từ 6,4% năm 2009, lên 7,7% năm 2019 và 8,3% năm 2021. Theo kết quả điều tra dân số mới nhất năm 2021, tuổi thọ trung bình chung là 73,6 tuổi, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, thấp hơn của nữ giới là 76,4 tuổi. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Cần sớm nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi Đưa ra một bài toán so sánh với các nước phát triển, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, người dân ở nước này đã chuẩn bị sẵn lộ trình khi về già cả về tài chính và thời gian nhiều chục năm trước. Trong khi đó, "người Việt chưa giàu đã già". Hầu hết người dân không chuẩn bị được tài chính từ khi còn trung niên để an dưỡng khi về già. Khi tuổi già ập đến, mắc nhiều bệnh lý, tốn kém chi phí điều trị, cần phải có người chăm sóc tạo ra những gánh nặng lên gia đình, lên hệ thống an sinh xã hội. "Với tình trạng bệnh lý và hội chứng lão khoa như vậy khiến nhu cầu chăm sóc toàn diện với đối tượng này rất lớn. Đó cũng là vấn đề cấp thiết cần giải quyết với hệ thống an sinh xã hội, môi trường chính sách của bất kỳ quốc gia nào”, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay. Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thắng, Chủ tịch Hội Lão khoa Việt Nam, cho rằng, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là nhu cầu cấp thiết đặt ra trong khi dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam còn hạn chế. "Chúng ta hiện nay thiếu bác sĩ lão khoa, điều dưỡng lão khoa, thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, hệ thống nhà dưỡng lão, trung tâm bảo trợ xã hội còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đây là vấn đề chúng ta cần phải quan tâm”, Giáo sư Phạm Thắng bày tỏ. Hơn 20 năm chăm sóc người cao tuổi bị mắc bệnh sa sút trí tuệ, PGS, TS Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trí nhớ và sa sút trí tuệ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay, hiện nay cả nước đã có hệ thống lão khoa từ bệnh viện tuyến Trung ương đến các khoa lão tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Tuy nhiên, việc hoạt động bài bản và đầy đủ cũng vẫn là một vấn đề cần phải đặt ra. "Chúng ta chưa đào tạo được nhân viên y tế chuyên sâu cho từng lĩnh vực chuyên môn chăm sóc người cao tuổi. Ngay cả với bệnh sa sút trí tuệ, một số bác sĩ vẫn có thể nhầm lẫn với bệnh lý tâm thần. Hiện bảo hiểm y tế cũng chỉ mới chi trả phần khám và thuốc cho bệnh nhân sa sút trí tuệ đến khám tại bệnh viện tuyến Trung ương. Các bệnh viện tuyến dưới, các kỹ thuật phục hồi chức năng, chăm sóc giảm nhẹ, kỹ thuật can thiệp chưa được bảo hiểm y tế thanh toán cũng tạo áp lực kinh tế đối với người già”, bác sĩ Bình cho hay. Theo báo Nhân Dân

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/176766/tuoi-tho-cao,-nhung-chat-luong-cuoc-song-nguoi-gia-thap.htm