Tương lai trí tuệ nhân tạo với phát triển kinh tế và vai trò cốt lõi trong xã hội 5.0

Trí tuệ hay trí thông minh nhân tạo (artificial Intelligence AI) là trí tuệ được biểu hiện trong bất cứ một hệ thống nào do con người tạo ra.

Nó được lập trình với mục tiêu giúp máy tính tự động hóa các hành vi thông minh, trí tuệ nhân tạo là một ngành trọng yếu của tin học, nó đã trở thành ngành học cung cấp lời giải cho những vấn đề về cuộc sống. Ngày nay, A.I đã được sử dụng thường xuyên trong kinh tế, y dược, kỹ thuật quân sự, cũng như phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử (Wikipedia 2017).

Trí tuệ nhân tạo được định nghĩa như một ngành khoa học máy tính liên quan đến tự động hóa hành vi thông minh. Nhiều năm qua, việc ứng dụng A.I mới ở mức độ dùng máy tính hoặc siêu máy tính để xử lý những công việc như điều khiển một ngôi nhà, nhận diện hình ảnh, xử lý dữ liệu bệnh nhân để đưa ra phác đồ đều trị hoặc xử lý dữ liệu để tự học hỏi…(Khoahoc.tv 2017)

Là tập hợp hệ thống máy tính có thể cảm nhận được môi trường, suy nghĩ, học hỏi và hành động để đáp ứng những gì cảm nhận được; các dạng trí tuệ nhân tạo ngày nay hoạt động theo 4 cách đó là Tự động hóa các công việc thủ công (tự động thông minh); giúp con người thực hiện công việc nhanh và tốt hơn (hỗ trợ thông minh); nâng cao trí thông minh, giúp đưa ra quyết định tốt hơn và tự động hóa quá trình ra quyết định, không cần có sự can thiệp của con người (trí thông minh tự trị).

Trí tuệ nhân tạo tương lai của tương lai

Trí tuệ nhân tạo tương lai của tương lai

Phân tích tiềm năng kinh tế của trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học thuộc công ty kiểm toán quốc tế Pricewaterhouse Coopers (PwC) nhận định, mặc dù trí tuệ nhân tạo còn trong giai đoạn phát triển ban đầu, song đến năm 2030, lĩnh vực này được dự báo có thể đóng góp tới 15.700 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.Tác động kinh tế của trí tuệ nhân tạo được thúc đẩy bởi năng suất nâng cao nhờ các quy trình tự động hóa doanh nghiệp; năng suất tăng lên do doanh nghiệp thay thế lực lượng lao động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Mặt khác, tác động của trí tuệ nhân tạo còn do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng trí tuệ toàn cầu sẽ gia tăng cao.

Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế từ A.I có thể nhờ vào cải thiện năng suất thông qua tác vụ thông thường hoặc tăng cường năng lực của nhân viên để tập trung vào những việc làm có giá trị cao và hấp dẫn hơn. Theo PwC, năng suất được cải thiện nhờ A.I có thể chiếm trên 55% giá trị gia tăng của GDP trong giai đoạn 2017-2030.

Khi công nghệ mới được chấp nhận, người tiêu dùng tăng nhu cầu sản phẩm cải tiến và tác động từ đổi mới sản phẩm sẽ tăng lên theo thời gian. Cũng theo PwC, hành vi của người tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua mức tăng năng suất, để bổ sung thêm 9.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu vào năm 2030 (NASATI 2017-2).

Cuộc cách mạng tiêu dùng do trí tuệ nhân tạo mở đường được cho là sự bứt phá mạnh mẽ khi các doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới và phát triển những mô hình kinh doanh mới dưới tác động của trí tuệ nhân tạo. Người đi tiên phong trong sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ tao được lợi thế cả về thu hút khách hàng lẫn lợi thế cạnh tranh để nắm bắt thị trường,nâng cao khả năng khai thác và điều chỉnh sản lượng phù hợp.

Trong thập kỷ qua, làn sóng kỹ thuật số lần thứ nhất được gọi là Internet kết nối con người (Internet of Peaple IoP) đã thâm nhập sâu vào đời sống; các hoạt động từ sản xuất đến bán lẻ và chăm sóc sức khỏe ngày càng được số hóa.Theo các nhà phân tích, thời gian tới đây, dữ liệu được tạo ra từ Internet kết nối vạn vật (IoT) sẽ vượt xa nhiều lần dữ liệu IoP. Dữ liệu gia tăng cùng với tiêu chuẩn hóa,cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi trí tuệ nhân tạo phải khai thác dữ liệu số cả từ con người đến đồ vật để tự động hóa và hỗ trợ hiệu quả cho việc làm hiện tại cũng như tìm ra cách làm mới cho tương lại ( NASATI 2017-2).

Tiềm năng kinh tế của IoT vào năm 2025 được ước tính đạt đến 6,2 nghìn tỷ USD, những ngành chịu tác động lớn nhất là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sản xuất chế tạo. Lợi ích lớn nhất trong chăm sóc y tế là có thể nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân mãn tính với mức chi phí giảm xuống chỉ còn từ 10% đến 20% giá trị thực. Trong sản xuất chế tạo, công nghệ IoT sẽ cải thiện được hiệu suất làm việc theo nhiều cách. Thiết bị cảm biến có thể theo rõi, cung cấp thông tin ở thời gian thực mới nhất về trạng thái thiết bị, có thể giảm thời gian chết, giám sát lưu lượng hàng hóa tồn kho trong sản xuất. Với tổng chi phí sản xuất toàn cầu khoảng 25 nghìn tỷ USD mỗi năm và ước tính lên 47 nghìn tỷ USD váo năm 2025, nhờ giá thành thiết bị cảm biến thấp, việc sử dụng rộng rãi IoT có thể mang lại tác động kinh tế tiềm năng từ 900 tỷ đến 2,3 nghìn tỷ USD hàng năm. Ngoài ra, IoT còn là công cụ có khả năng quản lý tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ thành thị bao gồm cả các hệ thống giao thông, nước sạch, nước thải và an toàn công cộng.

Trong nông nghiệp, thiết bị cảm biến lá cây có thể đo được ứng suất trong thân cây dựa vào các cấp độ hơi ẩm; cảm biến đất có thể tập hợp thông tin chung về lượng nước điều tiết vào đồng ruộng…, giúp người nông dân tối ưu hóa điều kiện canh tác, tránh được những thiệt hại về mùa màng; IoT có nhiều tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng đáng kể. (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia 2017)

Đô thị thông minh trung tâm của sự phát triển

Trong xã hội siêu thông minh, việc vận dụng công nghệ“ không có con người trong quy trình” đồng nghĩa với một số vị trí công việc trở nên dư thừa, nhưng lại có nhiều việc làm mới được tạo ra do yêu cầu nâng cao năng suất và nhu cầu tiêu dùng phát sinh từ trí tuệ nhân tạo.Mặc dù mọi nền kinh tế đều được hưởng lợi, nhưng những nền kinh tế có tiềm năng về trí tuệ nhân tạo sẽ thu nhiều lợi ích hơn cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Nghiên cứu mô hình kinh tế động, xây dựng trên cơ sở dữ liệu của dự án Phân tich Thương mại toàn cầu (GTAP) trên quy mô 57 lĩnh vực giao thương qua các chuỗi cung ứng ở 140 quốc gia, giới nghiên cứu đã rút ra: Trung Quốc và Bắc Mỹ thể hiện rõ rệt tác động từ trí tuệ nhân tạo; còn các nước đang phát triển, do chậm tiếp nhận công nghệ nên có mức gia tăng khiêm tốn.

Mức độ gia tăng lợi ích từ trí tuệ nhân tạo của một số khu vực vào năm 2030

Đơn vị tỷ USD, %

Việt Nam triển vọng của sự phát triển bền vững

TS. Lê Thành Ý

ThS. Vương Xuân Nguyên

Mời bạn đọc theo dõi bài viết tiếp theo với nhan đề "Giải pháp xây dựng xã hội siêu thông minh Nhật Bản đôi điều suy ngẫm đối với Việt Nam" trong nhóm bài viết cùng chủ đề XÃ HỘI SIÊU THÔNG MINH VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG XU THẾ TOÀN CẦU của TS. Lê Thành Ý - ThS. Vương Xuân Nguyên thuộc Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/tuong-lai-tri-tue-nhan-tao-voi-phat-trien-kinh-te-va-vai-tro-cot-loi-trong-xa-hoi-50-52855.htm