Tường tận gốc gác tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Việt Nam

Hiếm có tàu chiến nào trên thế giới có lịch sử phát triển và các biến thể được đóng mới nhiều như tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya, một trong tàu chiến chủ lực của Hải quân Việt Nam.

Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc Project 1241.1MR là phiên bản thông dụng nhất trong Hải quân Nga, đây cũng đồng thời là biến thể Molniya có số lượng đông đảo nhất (21 tàu) và được vũ trang mạnh nhất với 4 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Palma và radar điều khiển hỏa lực Mineral kết hợp cùng MR-123 Vympel. Ảnh: Matrix Games.

Theo đó mỗi tàu Molniya 1241.1MR được vũ trang với 4 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Palma và radar điều khiển hỏa lực Mineral kết hợp cùng MR-123 Vympel. Ảnh: yaplakal.com

Kém hơn Molniya 1241.1MR một chút về sức mạnh là biến thể Molniya 1241.1M cũng phục vụ trong Hải quân Nga. Thay đổi lớn nhất là phiên bản này chỉ được trang bị tên lửa hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit có năng lực tác chiến thua xa Moskit, bù lại về hỏa lực thì Molniya 1241.1M lại có hẹ thống điện tử tốt hơn nhờ tích hợp thêm radar trinh sát Pozitiv. Ảnh: Reddit.

Biến thể tàu tên lửa Molniya 1241.1M phục vụ trong Hải quân Ukraine lại khá đặc biệt, nó mang 4 đạn tên lửa hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit giống như tàu của Nga nhưng trên tháp radar lại là cụm MR-352 Mineral cùng với MR-123 Vympel tương tự như Molniya 1241.1MR. Ảnh: rusarmy.com.

Tàu tên lửa Molniya 1242.1 chỉ gồm 1 chiếc duy nhất được đóng cho Hải quân Nga với vai trò chính là nền tảng thử nghiệm vũ khí dành cho xuất khẩu. Tàu được vũ trang bằng 16 tên lửa hành trình chống hạm 3M-24 Uran-E, 1 pháo hạm AK-176M, 2 pháo phòng không AK-630M, hệ thống điện tử gồm radar trinh sát Pozitiv-ME, radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal và Vympel. Ảnh: Army Recognition.

Phiên bản xuất khẩu của Molniya 1242.1 được định danh là 1241.8, đây là lớp tàu tên lửa tấn công nhanh đông đảo nhất của Hải quân Việt Nam, hệ thống vũ khí cùng trang thiết bị điện tử của nó được cho là không có gì thay đổi so với tàu của Nga. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Cũng là phiên bản Molniya 1241.8 nhưng tàu chiến của Hải quân Ấn Độ lại sử dụng pháo hạm Oto Melara thay vì AK-176, họ cũng tích hợp thêm cho tàu radar trinh sát đường không loại Pozitiv, hệ thống điện tử được cho là cũng có khả nhiều thay đổi. Ảnh: Indian Defence.

Phiên bản Molniya 1241.RE hay còn được gọi bằng cái tên Taraltul là biến thể cấp thấp nhất được Liên Xô/Nga xuất khẩu ra nước ngoài. Vũ khí trang bị của tàu khá đơn sơ với 4 ống phóng tên lửa Termit đi kèm vỏn vẹn radar điều khiển hỏa lực Garpul-Bal và Vympel. Ảnh: nationstates.net

Pauk - Dự án 1241.2 (Molniya 2) là biến thể săn ngầm của Molniya - Dự án 1241.1, con tàu sử dụng động cơ diesel thay vì turbine khí, không mang theo tên lửa chống hạm mà thay vào đó là 4 ống phóng ngư lôi săn ngầm cỡ 400 mm. Trên tàu cũng không có radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm hay radar cảnh giới đường không, nó mang theo thiết bị định vị thủy âm loại gắn cố định và loại “nhúng”. Ảnh: RusArmy.com.

Hiện nay Nga vừa cho ra mắt một biến thể Molniya mới chưa rõ tên định danh, sửa đổi từ những khung thân đang đóng dở, con tàu có phần thượng tầng góc cạnh nhằm tăng khả năng tàng hình, ống phóng tên lửa đưa về giữa thân và có vẻ như nó chỉ mang theo radar cảnh giới đường không chứ không có radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm. Ảnh: Zelenodolsk.

Biến thể tàu Molniya mới của Nga khiến giới chuyên gia phân tích đặt ra câu hỏi về khả năng Hải quân Nga sẽ nâng cấp biên đội Molniya đang có trong biên chế, mặt khác là khả năng Moscow sẽ xuất khẩu biến thể này ra bên ngoài. Ảnh: bmpd.livejournal.

Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam đưa vào trang bị các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya .(Nguồn QPVN)

Chí Linh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tuong-tan-goc-gac-tau-ten-lua-tan-cong-nhanh-molniya-viet-nam-1011706.html