Tường tận hệ thống giáp trụ mới trên xe tăng T-54M Việt Nam

Với việc trang bị giáp phản ứng nổ công nghệ mới, xe tăng T-54M mà nhà máy Z153 cải tiến có khả năng kháng chịu các loại súng chống tăng hiện đại như RPG-29 hay đạn chống tăng kiểu thanh xuyên APFSDS.

Một trong những hạng mục nâng cấp đang quan tâm và vui mừng nhất trên xe tăng T-54M mà nhà máy Z153, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thực hiện là việc trang bị tăng cường thêm giáp trụ mới bọc bên ngoài lớp giáp thép thông thường trước đây. Ảnh: VTV24

Một trong những hạng mục nâng cấp đang quan tâm và vui mừng nhất trên xe tăng T-54M mà nhà máy Z153, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thực hiện là việc trang bị tăng cường thêm giáp trụ mới bọc bên ngoài lớp giáp thép thông thường trước đây. Ảnh: VTV24

Loại giáp này được gọi là giáp phản ứng nổ (explosive reactive armour – gọi tắt là giáp ERA) - là công nghệ giáp tăng cường cho xe tăng cực kỳ độc đáo, được phát triển từ những năm 1960 ở Liên Xô, nhưng phải 20 năm sau đó mới thực sự phổ biến khi Israel ứng dụng thành công giáp ERA trong thực chiến. Ảnh: VTV24

Cấu tạo của giáp phản ứng nổ tất nhiên khá phức tạp, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản rằng: ERA có hình dạng như viên gạch, vỏ ngoài là lớp thép, ở giữa đặt thanh thuốc nổ. Các “viên gạch” ERA có trọng lượng vài chục kg lắp lên thân xe tăng, nằm bao ngoài lớp giáp chính. Ảnh: Wikipedia

Nguyên lý hoạt động của giáp phản ứng nổ (ERA) là dựa vào sóng nổ được sinh ra do từ vụ nổ của thuốc nổ không nhạy nổ để làm chuyển động tấm thép dẫn đến làm chệch hướng luồng xuyên, chủ yếu dùng để vô hiệu hóa hoặc giảm sức công phá của các loại đạn chống tăng. Loại giáp này được đánh giá là vô hiệu hóa hoàn toàn đạn xuyên kiểu nổ lõm (HEAT) của bất kỳ vũ khí chống tăng nào trên thế giới. Ảnh: Wikipedia

Hiện trên thế giới, có khá nhiều công nghệ giáp phản ứng nổ ERA, mà nổi bật là giáp Blazer của Israel. Loại giáp này sử dụng chất nổ tính trơ với hiệu suất cháy thấp kiểu mới, có thể chống được sự tấn công của đạn RPG-7, đạn xuyên giáp đường kính nhỏ, đạn pháo nổ phân mảnh và mìn cài bên vệ đường. Đồng thời, cấu tạo lớp tính trơ kẹp giữa còn có thể giảm thấp hiệu quả sự công phá của luồng xuyên lõm và giảm bớt tác động của giáp phản ứng sau khi nổ đối với phần giá đỡ giáp phản ứng. Ảnh: Wikipedia

Tiếp theo là dòng giáp ERA Kontak-1 và 5 do Liên Xô (Nga) phát triển tích hợp phổ biến trên các dòng xe tăng T-72, T-80, T-90. Theo các tài liệu Nga, mỗi tấm giáp Kontakt-5 có trọng lượng chỉ 10,35kg, cấu tạo với hộp thép độ dày 25mm, bên trong là 3 miếng giáp phản ứng nổ giống như Kontakt-1, mỗi miếng có tấm trượt và tấm lót dày khoảng từ 10 - 15mm. Và mỗi miếng giáp có chứa chất nổ dẻo Semtex tương đối nhạy cảm với nhiệt độ. Ảnh: Wikipedia

Trong quá trình bị thanh xuyên khoan xuyên giáp, mặt vỏ giáp Kontakt-5 và tấm lót chuyển động ngược chiều, kết hợp với hộp thép trên và hộp thép dưới để thực hiện phá hủy thanh xuyên. Giáp phản ứng Kontakt-5 có thể khiến cho khả năng chống đạn xuyên giáp của xe tăng được nâng lên từ 20% - 40%. Ảnh: Vitaly-Kuzmin

Các thử nghiệm cho rằng, giáp Kontakt-5 có năng lực chống đạn xuyên giáp lõi urani nghèo M829 120mm bắn ra từ pháo tăng Abrams của Mỹ có thể đạt 830mm, đồng thời có thể chống lại hiệu quả sự tấn công của đạn pháo nòng trơn 120mm; khả năng chống đạn xuyên giáp và đạn phá giáp của xe tăng… Ảnh: btvt

Trở lại với xe tăng T-54M của Việt Nam, hiện không rõ chúng ta sử dụng công nghệ giáp phản ứng nổ nhập khẩu, mua giấy phép sản xuất hay là do chúng ta tự phát triển. Tuy nhiên, quan sát hình thù giáp ERA thì có vẻ như chúng ta đang dùng công nghệ trong nước, bởi các viên gạch trông rất khác so với hầu hết giáp ERA Nga hay Israel. Ảnh: VTV24

Bởi trước đó, theo báo QĐND, hồi năm 2009 các kỹ sư trẻ quân sự của Việt Nam đã phát triển thành công giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ 1 có khả năng chống được đạn chống tăng bắn từ khoảng cách 100 m và đạn bộ binh bắn ở cự ly 200 - 300 m. Ảnh: VTV24

Vẫn chưa hài lòng với kết quả đó, nhóm đề tài này đã tiếp tục cải tiến chế tạo thành công giáp phản ứng nổ thế hệ 2 bảo vệ được xe tăng trước đạn hỏa lực mạnh hơn B-41 như tên lửa chống tăng B-72 hoặc tương đương. Từ đó tới nay, không có thông tin gì thêm nhưng đã 10 năm trôi qua, chúng ta có đủ thời gian để tạo ra các giáp phản ứng nổ thế hệ 3-4 mạnh hơn nữa. Ảnh: VTV24

Trong ảnh, thân xe tăng T-54M được gán các đinh thép để lắp giáp phản ứng nổ (ERA) phủ mặt trước thân xe – vị trí thường xuyên bị nhắm vào trên chiến trường. Ảnh: QPVN

Video cải tiến hiện đại hóa xe tăng T-54B ở nhà máy Z153. Nguồn: Kênh QPVN

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tuong-tan-he-thong-giap-tru-moi-tren-xe-tang-t-54m-viet-nam-1271682.html