Tường tận tên lửa đánh chặn dị thường SM-3 Mỹ, Nhật cùng nghiên cứu

Được chế tạo với mục đích chính là đánh chặn tên lửa đạn đạo nhưng SM-3 còn làm được nhiều hơn thế khí nó có thừa khả năng bắn hạ các vệ tinh cận quỹ đạo.

Loại tên lửa vừa được khu trục hạm USS Roosevelt sử dụng trong cuộc tập trận trên vùng biển ngoài khơi Scotland hồi tháng 5 vừa rồi là loại tên lửa SM-3 - viết tắt của RIM-161 Standard Missile 3 (Tên lửa Thông thường 3). Nguồn ảnh: USNavy.

Loại tên lửa vừa được khu trục hạm USS Roosevelt sử dụng trong cuộc tập trận trên vùng biển ngoài khơi Scotland hồi tháng 5 vừa rồi là loại tên lửa SM-3 - viết tắt của RIM-161 Standard Missile 3 (Tên lửa Thông thường 3). Nguồn ảnh: USNavy.

Khác với tên gọi của mình, RIM-161 SM-3 hoàn toàn không phải là loại tên lửa thông thường một chút nào. Loại tên lửa này bắt đầu từ năm 2014 và là sản phẩm của sự phối hợp nghiên cứu giữa Mỹ, Nhât. Đây là loại tên lửa chuyên được sử dụng và phóng đi từ các cơ cấu phóng trên biển. Nguồn ảnh: USNavy.

SM-3 là tên lửa đánh chặn tầm ngắn nằm trong tổ hợp phòng thủ Aegis huyền thoại do Mỹ thiết kế. Được chế tạo với mục đích chính là đánh chặn tên lửa đạn đạo nhưng SM-3 còn làm được nhiều hơn thế khí nó có thừa khả năng bắn hạ các vệ tinh cận quỹ đạo. Nguồn ảnh: USNavy.

Có giá khoảng 18 triệu USD cho mỗi quả, loại tên lửa này nặng tổng cộng chỉ 1,5 tấn, chiều dài 6,55 mét và có đường kính 34,3 cm hoặc 53,3 cm tùy phiên bản. Tên lửa mang theo đầu đạn LEAP - một loại đàu đạn đặc biệt có trọng lượng nhẹ và chuyên được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: USNavy.

Sau khi được phóng ra khỏi bệ, tên lửa RIM-161 SM-3 sẽ triển khai sải cánh rộng 1,57 mét. Tên lửa có tổng cộng bốn pha phóng trong đó pha đầu tiên là sử dụng nhiên liệu rắn cùng động cơ MK 72 để tăng tốc, giai đoạn thứ hai sử dụng động cơ phản lực MK 104, giai đoạn ba sử dụng động cơ MK136 để tăng tốc và giai đoạn cuối là điều chỉnh hướng và tận dụng gia tốc để tiêu diệt mục tiêu. Nguồn ảnh: USNavy.

Tầm hoạt động của loại tên lửa này tùy từng phiên bản sẽ nằm trong khoảng từ 900 km cho tới tối đa 2500 km/ Tốc độ tối đa của SM-3 tùy từng phiên bản cũng sẽ rơi vào khoảng từ 3 km/giây cho tới 4,5 km/giây. Nguồn ảnh: USNavy.

Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp giữa GPS, INS, radar dẫn đường bán chủ động và hệ thống dẫn đường bằng ảnh nhiệt chủ động. Đây là một trong những loại tên lửa có cơ chế dẫn đường vào hạng phức tạp nhất hiện đang được Mỹ sử dụng. Nguồn ảnh: USNavy.

Hiện tại, chỉ duy nhất Mỹ và Nhật Bản đang sở hữu và sử dụng loại tên lửa này. Nguồn ảnh: USNavy.

Ngoài ra, hệ thống SM-3 phóng từ cơ cấu phóng trên đất liền cũng được cho là đã nghiên cứu xong, được coi là vượt trội hơn cả THAAD do có tầm bắn tốt hơn. Nguồn ảnh: USNavy.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tuong-tan-ten-lua-danh-chan-di-thuong-sm-3-my-nhat-cung-nghien-cuu/20191020094335626