Tỷ lệ thanh thiếu niên tự sát tại Nhật Bản cao nhất trong vòng 30 năm

Khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy, số thanh thiếu niên tự tử tại nước này trong năm nay (2018) là 250 học sinh, cao nhất kể từ năm 1986.

Khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy, số thanh thiếu niên tự tử tại nước này trong năm nay (2018) là 250 học sinh, cao nhất kể từ năm 1986.

Phụ huynh cầm di ảnh của Naoko Nakashima - một học sinh trung học ở tỉnh Ibaraki tự tử hồi tháng 11/2015, phát biểu tại một hội thảo về vấn đề bắt nạt học đường tại Tokyo hồi tháng 3/2017. Ảnh: Kyodo.

Phụ huynh cầm di ảnh của Naoko Nakashima - một học sinh trung học ở tỉnh Ibaraki tự tử hồi tháng 11/2015, phát biểu tại một hội thảo về vấn đề bắt nạt học đường tại Tokyo hồi tháng 3/2017. Ảnh: Kyodo.

Reuters dẫn kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản ngày 5/11 cho biết tổng cộng có 250 học sinh tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Nhật Bản tự tử trong năm 2018, tăng so với mức 245 người trong năm 2017.

Trong số 250 trường hợp, có 33 người trẻ tự tử vì những vấn đề lo lắng cho tương lai, 31 trẻ buồn chán chuyện gia đình, 10 trẻ bị ngược đãi và các con số khác chưa rõ nguyên nhân vì các em không để lại thư tuyệt mệnh.

Đây là mức cao nhất kể từ năm 1986, khi 268 học sinh tự sát. Báo cáo năm 2015 của Văn phòng Nội các Nhật Bản xem xét dữ liệu trẻ em tự tử ở quốc gia này từ năm 1972 tới 2013, cho thấy thời gian xảy ra nhiều vụ nhất thường rơi vào đầu học kỳ hai của năm học, bắt đầu vào ngày 1/9.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới năm 2015 nhưng đã giảm xuống nhờ áp dụng các biện pháp phòng ngừa, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Tổng số vụ tự tử ở Nhật Bản đã giảm xuống còn 21.000 năm 2017, giảm từ mức đỉnh 34.500 năm 2003.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ tự tử vẫn tương đối cao, khiến nó trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong thanh thiếu niên đất nước này.

Yutaka Motohashi, người điều hành một trung tâm ngăn ngừa tự tử, cho biết nguyên nhân dẫn tới các vụ tự tử ở trẻ em thường không được nắm rõ vì các em không để lại lời nhắn trước khi tìm đến cái chết.

Do vậy, ông Motohashi cho rằng rất khó để tìm ra phương án xử lý cho vấn đề này, song cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống để phát hiện những trẻ em có biểu hiện tự tử cao.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/ty-le-thanh-thieu-nien-tu-sat-tai-nhat-ban-cao-nhat-trong-vong-30-nam-a250291.html