Tỷ phú Jeff Bezos: Tài trợ 1 tỷ USD để bảo vệ thiên nhiên và nâng tầm giá trị đời sống nhân loại

Cam kết này là một phần của Quỹ Trái đất Bezos trị giá 10 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nhà khoa học, nhà hoạt động và các tổ chức làm việc để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, cho biết ông nhận ra Trái đất mong manh như thế nào khi nhìn ngắm từ không gian, đồng thời cam kết quyên góp 1 tỷ đô la cho các dự án bảo tồn trên khắp thế giới. Ngoài ra, khoản quyên góp từ Quỹ Trái đất Bezos sẽ dành cho các điểm nóng đa dạng sinh học ở lưu vực Congo và Andes.

Chuyến du hành vào vũ trụ đã nhắc nhỏ Jeff Bezos

Chuyến du hành vào vũ trụ đã nhắc nhỏ Jeff Bezos

Số tiền kiếm được thông qua Quỹ Trái đất Bezos trị giá 10 tỷ đô la mà ông thành lập năm ngoái sẽ hướng tới bảo tồn thiên nhiên ở các điểm nóng về đa dạng sinh học như lưu vực Congo, dãy núi nhiệt đới Andes và Thái Bình Dương. Hoạt động nhằm giúp tài trợ cho mục tiêu bảo vệ 30% đại dương và đất liền trên thế giới vào cuối thập kỷ này. Đây là một mục tiêu dự thảo trong thỏa thuận kiểu Paris của Liên hợp quốc về thiên nhiên đang được đàm phán.

Bezos từng chia sẻ: “Thiên nhiên là hệ thống hỗ trợ sự sống của chúng ta và nó rất mong manh. Tôi đã được nhắc nhở về điều này ngay trong tháng 7 khi bay vào vũ trụ với Blue Origin. Tôi nghe nói về việc nếu nhìn thấy Trái đất từ không gian sẽ thay đổi quan điểm của một người về thế giới nhưng tôi đã không nghĩ rằng điều đó lại đúng đến mức này”. Vị tỷ phú còn nhấn mạnh: “Sống ở thế giới với bầu không khí rộng lớn nhìn thì có vẻ ổn định đấy nhưng từ không gian quan sát mới thấy bầu khí quyển mỏng hơn và thế giới là hữu hạn. Đẹp mà mong manh”.

Jeff Bezos, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, cho biết số tiền này sẽ được chi tiêu cho mở rộng, quản lý và giám sát các khu bảo tồn đồng thời đặt cộng đồng bản địa và địa phương vào trọng tâm của các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học. Những người chỉ trích mục tiêu 30% đã cảnh báo rằng quyết định này có thể hợp pháp hóa việc chiếm đất của người bản địa và đã vấp phải sự phản đối của một số quốc gia trong các cuộc đàm phán của Liên Hợp Quốc.

Các khoản tài trợ từ cam kết 1 tỷ đô la được công bố trong Tuần lễ Khí hậu New York, sẽ bắt đầu được phân phối trong năm nay và ưu tiên các khu vực và quốc gia có cam kết bảo vệ thiên nhiên. Bezos cho hay đây là chiến lược đầu tiên trong chiến lược thiên nhiên gồm ba phần cho quỹ môi trường của ông, cũng sẽ bao gồm việc khôi phục hệ sinh thái và chuyển đổi hệ thống lương thực.

Trong một bài đăng trên Instagram vào tháng 2 năm 2020, Bezos chia sẻ ông đã quyên góp 10 tỷ đô la trong số tài sản 200 tỷ đô la của mình để cứu môi trường Trái đất vào năm 2030. Boris Johnson và tổng thống Colombia, Iván Duque, hoan nghênh khoản quyên góp mới nhất của Bezos trong công tác bảo tồn. Cả Anh và Colombia đều nằm trong số hàng chục quốc gia đã cam kết 30% bảo vệ đất và biển cho thiên nhiên, một phần của Liên minh Tham vọng cao (HAC) vì Thiên nhiên và Con người do Costa Rica, Pháp và Anh dẫn đầu.

“Năm ngoái, tình trạng mất rừng nguyên sinh trên toàn cầu bằng hai lần lượng khí thải của tất cả các xe ô tô lưu thông trên đường ở Mỹ. Để lật ngược tình thế khủng hoảng khí hậu, chúng ta phải ngừng phá hủy rừng và các hệ sinh thái mong manh khác, đồng thời bảo tồn và khôi phục các bể chứa cacbon trên thế giới”, John Kerry, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu cho biết. “Cam kết 1 tỷ đô la của Quỹ Trái đất Bezos để bảo tồn và mở rộng trữ lượng cacbon đến vào thời điểm quan trọng khi chúng tôi tìm cách tránh mất đa dạng sinh học không thể thay thế và làm mất ổn định khí hậu hơn nữa”./.

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/ty-phu-jeff-bezos-tai-tro-1-ty-usd-de-bao-ve-thien-nhien-va-nang-tam-gia-tri-doi-song-nhan-loai-31051/