U22 Việt Nam trước trận chung kết: Bài toán không Quang Hải

Ông Park và các học trò đã giải được bài toán không Quang Hải trong trận chung kết với U22 Indonesia.

19h ngày 10/12/2019, trận chung kết SEA Games 30 giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia sẽ diễn ra. Tại buổi họp báo trước trận đấu, HLV trưởng của cả 2 đội cho biết, đã chuẩn bị cho trận đấu này một cách tốt nhất, hiện toàn đôi đã sẵn sàng để bước vào thi đấu với quyết tâm cao nhất, giành tấm HCV lịch sử.

Đối với U22 Việt Nam, sẽ có nhiều khó khăn bởi trước khi trận đấu diễn ra, hai cầu thủ quan trọng bậc nhất của đội là tiền vệ Quang Hải và tiền đạo Tiến Linh bị thay ra do chấn thương.

Theo ông Park, ngoại trừ việc Quang Hải chắc chắn không thể tham dự vì rách cơ đùi trái thì chấn thương của Tiến Linh không quá nghiệm trọng. Kết quả kiểm tra y tế ngày 9/12 cho thấy cầu thủ này có thể sẵn sàng ra sân ở trận chung kết.

U22 Việt Nam từng thắng U22 Indonesia 2 - 1 ở vòng bảng.

U22 Việt Nam từng thắng U22 Indonesia 2 - 1 ở vòng bảng.

Với việc không có Quang Hải ở hàng tiền vệ, ông Park đã giải bài toán này thành công trong trận bán kết với U22 Việt Nam khi sử dụng sơ đồ chiến thuật 2 tiền đạo và để Hoàng Đức đá hộ công, trám vào vị trí của Quang Hải để lại.

Ở trận đấu với U22 Thái Lan, việc để Trọng Hoàng đá lệch phải, Hoàng Đức đá trám vị trí Quang Hải mà chỉ có 1 tiền đạo ở phía trên đã không đem lại hiệu quả. Điều này buộc ông Park phải có sự thay đổi khi tung vào sân thêm 1 tiền đạo nữa và trả Trọng Hoàng về vệ trí cũ, U22 Việt Nam đã chiếm quyền kiểm soát thế trận.

Tuy nhiên, quân bài chiến lược trong tay ông Park lại là Đức Chiến. Ở trận đấu với U22 Thái Lan, ông Park đã thay tiền vệ Việt Hưng bằng Đức Chiến bởi nhận thấy quyền kiểm soát bóng ở khu vực giữa sân của U22 Việt Nam không thực sự tốt.

Sự xuất hiện của một cầu thủ cao 1,84 m ở trước mặt hàng phòng ngự như Đức Chiến đã đóng sập cánh cửa tấn công của U22 Thái Lan. Không chỉ đeo bám rát, Đức Chiến còn tích cực dâng cao đánh chặn từ bên phần sân đối phương.

Sự vững vàng của số 21 ở vai trò yết hầu của đội hình 3-5-2 đã biến 45 phút hiệp 2 với Thái Lan trở nên quá dễ thở cho U22 Việt Nam.

Chúng ta thường xuyên áp đảo và tạo ra các cơ hội nguy hiểm vì có sự vững vàng ở hàng phòng ngự. Hậu phương được đảm bảo đó đã kéo theo việc gỡ hòa để đi tiếp với ngôi đầu bảng.

Tới trận gặp Campuchia, Đức Chiến được ưu ái đá chính ngay từ đầu và vẫn ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Khi không còn phải đối mặt với áp lực từ những ngôi sao có đẳng cấp như Supachok Sarachat hay Suphanat Mueanta, Đức Chiến đảm bảo hoàn toàn khả năng phòng ngự từ xa cho U22 Việt Nam.

Ông Park đã tìm ra lời giải cho bài toán không có Quang Hải.

Không chỉ vậy, số 21 cũng tự tin xử lý trong các tình huống bị vây hãm để mở những đường bóng thoáng cho Hùng Dũng hay Hoàng Đức. Khả năng phối hợp nhuần nhuyễn của bộ ba tiền vệ này giúp U22 Việt Nam triển khai thế trận phản công sở trường và từ đó đánh sập Campuchia 4 bàn không gỡ.

Bên kia chiến tuyến, HLV Indra Sjafri cũng là một đối thủ xứng tầm của HLV Park Hang Seo, luôn xoay vòng đội hình, và tạo cho mình bộ khung riêng ở từng thời điểm.

Có thể nhận thấy HLV Indra Sjafri xây dựng U22 Indonesia dựa trên những mắt xích nhất định. Đầu tiên phải kể đến Asnawi Bahar - được ví như Philipp Lahm hay Sergi Roberto của bóng đá Indonesia.

Tiếp đến là Saddil Ramdani được ví như bộ não tấn công trong chiến thuật của Indra Sjafri. U22 Indonesia linh hoạt giữa 4-3-3 với 4-2-3-1, và Saddil Ramdani chính là điểm nhấn tạo nên sự nhịp nhàng. Anh đặc biệt còn mạnh về tinh thần.

Mắt xích chủ lực còn lại tất nhiên là Osvaldo Haay, người đang cùng Hà Đức Chinh dẫn đầu danh sách vua phá lưới SEA Games 30, với cùng 8 bàn thắng.

Điểm mạnh nhất của U22 Indonesia chính là yếu tố thể lực. Nhưng họ lại có điểm yếu là dễ mất đi sự tập trung. Cả 4 bàn thua của U22 Indonesia cho đến nay đều diễn ra trong hiệp 2. Một nửa là trận thua U22 Việt Nam ở vòng bảng, và 2 bàn thua khác trước U22 Myanmar.

Đặc biệt hơn, 3/4 bàn thua của U22 Indonesia xuất hiện khi trận đấu đi vào 15 phút cuối. Đây là hạn chế của việc khai thác lối đá thể lực, khiến nhiều cầu thủ của ông Indra Sjafri mất cảm giác bóng vào cuối trận, và tinh thần mất ổn định. Điều này thể hiện rõ qua 2 bàn thua chỉ trong vòng 5 phút ở trận bán kết với U22 Myanmar.

Chắc chắn HLV của cả 2 đội đã nhìn được ra những điểm yếu của nhau. Trong khi ông Park đã có lời giải cho việc thiếu hụt nhân sự chủ chốt thì Indra Sjafri vẫn loay hoay với việc củng cố tinh thần cho các học trò.

Văn Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-thao/ben-le-tran-dau/u22-viet-nam-truoc-tran-chung-ket-bai-toan-khong-quang-hai-3393028/