U23 Việt Nam thất bại: Cái giá của sự hoang tưởng

Dân Việt - Việc thắng chật vật, mất quân trong trận cuối vòng bảng gặp U23 Lào là biểu hiện rõ nhất của sự chủ quan, hoang tưởng về khả năng của U23 Việt Nam.

Sau thất bại tại SEA Games 2011, nhiều người cho rằng bóng đá Việt Nam thiếu con người, khiến HLV Goetz không thể lựa chọn được những nhân tố tối ưu, cụ thể hóa ý đồ chiến thuật.

U23 Việt Nam chật vật vượt qua U23 Lào

U23 Việt Nam thất bại tại SEA Games 26 vì...?

HLV Goetz

VFF

Cầu thủ kém

Người hâm mộ quá kỳ vọng

Bán độ

Nhưng theo tôi, trong suốt quá trình chuẩn bị trước SEA Games đến những ngày thi đấu chính thức ở Indonesia, thầy trò HLV Goetz đã rất chủ quan, có phần hoang tưởng về năng lực của mình.

Tại VFF Cup, trong khi HLV Stefan Hansson (U23 Myanmar) cặm cụi quan sát, ghi chép nhất cử nhất động của U23 Việt Nam để tìm phương án đối phó khi gặp lại nhau ở SEA Games, thì HLV Goetz lại phát biểu nhưng câu đại ý như không quan tâm nhiều tới các đối thủ. Việc quan trọng nhất của U23 Việt Nam là hoàn thiện khả năng của chính mình.

Phải chăng từ thời điểm đó, HLV Goetz đã tự tin với những gì có trong tay, U23 Việt Nam là ứng viên số một cho danh hiệu vô địch SEA Games? Và có lẽ các quan chức VFF cũng hoàn toàn tin vào điều đó qua những trận giao hữu với U23 Malaysia, U23 Myanmar, mà không biết lực lượng, sự chuẩn bị của U23 Indonesia, U23 Singapore, U23 Thái Lan… ở mức nào?

Biết mình biết người trăm trận trăm thắng, thế nên việc U23 Việt Nam chuốc lấy thất bại cay đắng vì không biết mình cũng chẳng biết người là đương nhiên. Không hề thấy những sự điều chỉnh cần thiết sau khi U23 Việt Nam thắng nhọc nhằn U23 Philippines, U23 Đông Timor, hòa U23 Myanmar ở vòng bảng. Thậm chí, các học trò HLV Goetz còn bay bổng, lâng lâng, tưởng mình ghê gớm lắm với chiến thắng 8-0 trước U23 Brunei.

Theo tôi, việc thắng chật vật, mất quân trong trận cuối vòng bảng gặp U23 Lào là biểu hiện rõ nhất của sự chủ quan, hoang tưởng về khả năng của mình. Đến khi gặp U23 Indonesia chơi chững chạc, mạnh mẽ ở bán kết thì không thể cứu vãn được nữa.

Giờ thì thay vì đặt mục tiêu HCV tại AFF Cup 2012, SEA Games 2013, thiết nghĩ VFF nên nhìn lại hệ thống tổ chức cấu trúc nội tại của mình để có những sự điều chỉnh hợp lý từ công tác đào tạo trẻ, phân bổ cơ cấu ngoại binh ở V.League, giải hạng Nhất…

Tấm HCV Đông Nam Á thực ra là kết quả của một quá trình chuẩn bị tích cực, bài bản, chứ không phải mục tiêu. Mục tiêu trước mắt phải là tái cơ cấu lại nền bóng đá, đánh giá đúng năng lực của các đội tuyển Việt Nam, thay vì cứ sống trong ảo tưởng.

Hoàng Thành (Láng Thượng, Hà Nội)

Bóng đá Việt Nam một lần nữa tan giấc mơ vàng SEA Games khi thảm bại và trắng tay ở Jakarta, Indonesia. Lỗi tại HLV Falko Goetz? Tại các cầu thủ kém cỏi? Tại người hâm mộ quá kỳ vọng hay là nạn nhân của nạn bán độ? Và phải chăng, tại cách điều hành của VFF trong suốt nhiều năm qua?

Hàng loạt câu hỏi đặt ra để mổ xẻ thất bại của bóng đá Việt Nam. Và, làm gì, làm thế nào để cải tổ bóng đá Việt Nam, để nước mắt người hâm mộ thôi rơi vì thất vọng? Mời bạn đọc cùng đóng góp ý kiến cho diễn đàn "Bóng đá Việt Nam - Phải thay đổi".

Bài viết, ý kiến xin gửi về email: baodanviet@gmail.com. Bài viết sử dụng tiếng Việt có dấu, vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và số tài khoản (nếu có). Xin trân trọng cảm ơn.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/67084p1c27/u23-viet-nam-that-bai-cai-gia-cua-su-hoang-tuong.htm