Ukraine có radar săn đại bác, pháo binh Nga 'hết thời'?

Với radar định vị pháo binh AN/TPQ-36 Firefinder, Ukraine dường như kỳ vọng họ có thể đối phó một cách hiệu quả với lực lượng pháo binh hùng mạnh của Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, hôm 20/5, tại làng Dvechki (tỉnh Kiev), Quân đội Mỹ đã chính thức bàn giao hai trạm radar định vị pháo binh AN/TPQ-36 Firefinder cho Lực lượng Vũ trang Ukraine. Nguồn ảnh: Bmpd

Việc chuyển giao 2 trạm này nằm trong hợp đồng lớn của Ukraine đặt hàng Mỹ mua 13 trạm radar AN/TPQ-36. Hai trạm đầu tiên được bàn giao vào tháng 11/2015, trong các năm 2016, 2017, 2018, Mỹ tiếp tục thực hiện bàn giao mỗi năm 2-4 trạm. Nguồn ảnh: Bmpd

Các trạm radar phản pháo AN/TPQ-36 được đặt trên khung gầm xe thiết giáp hạng nhẹ đa dụng HMMVW. Nguồn ảnh: Bmpd

Hệ thống định vị pháo binh hay còn được gọi là radar phản pháo AN/TPQ-36 được phát triển bởi Công ty Hughes Aircraft vào giữa cuối những năm 1970 và sau đó được Northrop Gumman và Raytheon Systems sản xuất từ năm 1982 đến nay. Nguồn ảnh: Bmpd

AN/TPQ-36 là hệ thống radar được điều khiển bằng điện tử, nghĩa là anten radar không thực sự quay khi hoạt động, tuy nhiên việc này có thể thực hiện với thao tác bằng tay. Nguồn ảnh: Bmpd

Hệ thống được thiết kế để định vị vị trí khai hỏa súng cối, pháo và pháo phản lực; xác định 10 khẩu pháo cùng một lúc; xác định vị trí ngay phát đạn đầu tiên. Đáng lưu ý, AN/TPQ-36 có thể sử dụng để hiệu chỉnh những phát đạn của "quân ta" dội vào phe địch. Nguồn ảnh: Bmpd

Radar phản pháo AN/TPQ-36 có tầm hoạt động tối đa 24km, tầm trinh sát hiệu quả với các loại lựu pháo (pháo kéo, pháo tự hành) là 18km, với pháo phản lực lên tới 24km. Nguồn ảnh: Bmpd

Dẫu vậy, đáng ngạc nhiên theo một số nguồn tin, 6 trên 13 trạm AN/TPQ-36 được chuyển giao cho Ukraine giai đoạn 2015-2016 đã bị tinh chỉnh giảm khả năng tác chiến. Việc sửa đổi này khiến Quân đội Ukraine không thể phát hiện các cuộc pháo kích từ lãnh thổ Nga. Ý đồ của nước Mỹ được cho là nhằm "đảm bảo rằng các lực lượng Ukraine không làm trầm trọng thêm cuộc xung đột với sự trợ giúp của hệ thống mới". Nguồn ảnh: Wikipedia

Như vậy, có thể nói radar phản pháo AN/TPQ-36 sẽ khó có thể khiến Ukraine phản pháo một cách hiệu quả cao nhất trước phía Nga trong trường hợp có xung đột biên giới hai nước. Tuy nhiên, nó cũng khiến cho các loại pháo Nga có tầm bắn 15-20km khó tác chiến hơn. Nói chung, ít nhiều nước Nga sẽ cần có sự cảnh giác cao và đề phòng trong trường hợp có xung đột với Kiev.

Video pháo tự hành Nga vừa hành tiến vừa bắn. Nguồn: Zvezda

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-co-radar-san-dai-bac-phao-binh-nga-het-thoi-1225681.html