Ukraine lộ mật An-225 với Mỹ sau khi khiến Trung mừng hụt

Sau khi khiến Trung Quốc mừng hụt vì thương vụ siêu máy bay vận tải An-225, Ukraine đã tiết lộ bí mật máy bay này với Mỹ bằng cách bất ngờ.

Theo nguồn tin từ Antonov, hiện tập đoàn đang có kế hoạch hồi sinh chương trình máy bay vận tải hạng nặng An-225 và Mỹ là đối tác được lựa chọn cùng thực hiện.

Hiện nay, Washington đã đưa 70 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất hàng không tới Ukraine để tiến hành nghiên cứu, tháo gỡ chiếc An-225.

Khả năng chuyên chở ấn tượng của An-225.

Khả năng chuyên chở ấn tượng của An-225.

Toàn bộ bí mật trong việc chế tạo An-225 sẽ được 2 bên cùng chia sẻ và Mỹ cũng sẽ hỗ trợ Ukraine chế tạo loại máy bay này.

Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đặc biệt quan tâm đến Chương trình Buran (đưa tàu Buran vào vũ trụ) của Liên Xô là điều không thể thiếu trong kế hoạch này.

Tuy nhiên, Mỹ đã không có cơ hội tiếp cận với An-225 kể từ khi Chương trình Buran. Chỉ sau khi máy bay này quy về Ukraine sở hữu, Mỹ mới nhiều lần tiếp xúc bí mật với Ukraine để tìm kiếm cơ hội "trao đổi kỹ thuật" về việc chế tạo An-225 và mong ước của Mỹ đến nay đã hiện thực hóa.

Sẽ không có gì đáng nói về chương trình hợp tác giữa Ukraine và Mỹ nếu nó không diễn ra khi Kiev đang hợp tác với Nga trong dự án chế tạo hệ thống vũ trụ đa mục đích MAKS nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa vào vũ trụ.

Công việc thiết kế để biến chiếc máy bay An-225 thành một hệ thống phóng trên không cho các chương trình vũ trụ tương lai đang được tiến hành. Từ thực tế này có thể nói Ukraine đang "bán đứng" Nga để hợp tác với Mỹ, nhằm ý đồ thu lợi từ cả 2 cường quốc không gian.

Điều đặc biệt là trước khi đự án hợp tác Ukraine với Mỹ được tiết lộ, Kiev cũng đã khiến Trung Quốc mừng hụt với máy bay An-225. Hồi năm 2016, Ukraine đã thông báo sẽ hoàn thiện nốt 30% khối lượng công việc còn lại vơpis chiếc An-225 đang chế tạo dang dở để bán cho Trung Quốc.

Nguồn tin quân sự Ukraine tại thời điểm đó tiết lộ, hợp đồng có trị giá lên tới 500 triệu USD. Mục đích thực sự của Trung Quốc với chiếc An-225 này không được công bố, các dự đoán tập trung vào khả năng nó được sử dụng để làm nguyên mẫu chế tạo một dòng vận tải cơ siêu lớn cho Bắc Kinh, hay làm nền tảng phóng tên lửa vũ trụ, thậm chí phục vụ chương trình tàu con thoi mà nước này đang ấp ủ.

Nhưng không rõ nguyên nhân gì kể từ đó đến nay, thương vụ này không được nhắc đến và thay vào đó là chương trình hợp tác An-225 giữa Ukraine với Mỹ. Hiện phía Mỹ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về sự hợp tác này.

Với chiều dài 84 m; sải cánh 88,4 m; chiều cao 18,1 m; diện tích cánh 905 m2; trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 640 tấn, đến nay An-225 Mriya vẫn giữ vững kỷ lục máy bay lớn nhất nhất thế giới từng được chế tạo.

Clip pha hạ cánh ấn tượng của An-225

Tuấn Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ukraine-lo-mat-an-225-voi-my-sau-khi-khien-trung-mung-hut-3399270/