Ukraine nỗ lực nhưng khó 'tái hóa nhập Donbass'

Ukraine bắt đầu thay đổi định dạng chiến dịch ở Donbass, không chống khủng bố mà hoạt động vũ trang.

Đặc phái viên liên lạc của Nga về vấn đề hòa bình ở Ukraine Boris Gryzlov nhận định, những thay đổi về định dạng chiến dịch hành động của Ukraine ở Donbass dường như sẽ càng gia tăng lo lắng cho các công dân tại đây thay vì gây dựng niềm tin vào chính quyền Kiev để tái hòa nhập Ukraine.

Theo phân tích của ông Gryzlov, Chính quyền Ukraine đã một lần nữa muốn tiến hành một cuộc xung đột quân sự ở Donbass bởi Kiev không cho thấy kế hoạch về một khu định cư chính trị.

Tổng thống Poroshenko muốn thay đổi chiến dịch quân sự ở Donbass đề giành lại hòa bình.

"Vấn đề không phải là Ukraine tuyên bố về việc họ sử dụng các lực lượng vũ trang hoặc các nhóm quân sự khác của chính quyền Ukraine mà là định hướng của Ukraine về một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột ở lãnh thổ phía đông nam" - ông Gryzlov nói.

Theo vị đặc phái viên, trước nay, để giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine, các bên phải tuân theo công thức Steinmeier được đề xuất bởi cựu Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và được phê chuẩn ở định dạng Normandy (Nga, Pháp, Đức, Ukraine).

Công thức này bao gồm cuộc bầu cử nên được tổ chức đồng thời với việc đưa ra một đạo luật về tình trạng đặc biệt của Donbass, bao gồm các việc ân xá cho những người tham gia cuộc xung đột ở cả hai phía.

Tuy nhiên, thông báo của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khi bắt đầu chiến dịch quân sự mới ở Donbass không đề cập đến điều này.

Đặc phái viên Nga cho rằng, việc không ân xá cho những người tham gia cuộc xung đột sẽ khiến các công dân Donbass lo lắng và chiến dịch của Kiev dù mang tên là "tái hòa nhập" cũng sẽ càng khiến người ở hai nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk xa lánh khỏi Ukraine.

Thêm nữa, trái ngược với kỳ vọng của Kiev về việc triển khai hoạt động sự sẽ mang lại hòa bình cho miền Đông, thống nhất đất nước, chính hoạt động quân sự thiếu sự kiểm soát của các bên sẽ không đưa chiến dịch này tới hòa bình.

"Nga là một bên hòa giải bằng biện pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột này. Nga coi quan điểm thúc đẩy chiến dịch quân sự vào miền Đông là hủy diệt hòa bình và không khuyến khích" - ông Gryzlov nói.

Thay vào đó, vị đặc phái viên cho rằng Kiev sẽ thực hiện các cam kết của mình theo thỏa thuận hòa bình Minsk.

"Ukraine liên tục cam kết rằng họ tuân thủ các điều khoản của hiệp định Minsk và các thỏa thuận khác theo định dạng Normandy. Chúng tôi hy vọng rằng mặc dù có thông báo về thay đổi chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine, lãnh đạo Ukraine sẽ đảm bảo cả việc thực hiện các lệnh ngừng bắn hiện tại và từng bước thực hiện các thỏa thuận Minsk đã được Hội đồng Bảo an LHQ phê duyệt" - ông Gryzlov nhấn mạnh.

Tuyên bố của Đặc phái viên liên lạc của Nga về tình hình ở Ukraine đã đề cập tới chiến dịch quân sự mới ở miền Đông Ukraine đã được Tổng thống Petro
Poroshenko tuyên bố thay đổi vào hôm 1/5.

Theo đó, thay thế cho "chiến dịch chống khủng bố" (ATO) là chiến dịch của Lực lượng Thống nhất Ukraine (JFO). Theo quan điểm của Kiev, định dạng ATO đã cạn kiệt mọi khả năng.

Tổng thống Poroshenko kỳ vọng rằng, mục tiêu chính của lực lượng Thống nhất sẽ là giải phóng lãnh thổ khỏi lực lượng chiếm đóng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Đây là chiến dịch được hiện thực hóa đạo Luật về tái hòa nhập Donbass. Nguồn lực của lực lượng này bao gồm lực lưọng và phương tiện của Lực lượng vũ trang Ukraine, các thành phần quân sự khác, Bộ Nội vụ, Cảnh sát Quốc gia, có liên quan đến việc "ngăn chặn và chống lại sự xâm lược của Nga ở vùng Donetsk và Luhansk".

Kế hoạch mới dự kiến sẽ "mang lại những thay đổi mạnh mẽ" nhằm tăng cường cấu trúc quân sự cho quân đội Ukraine, gia tăng thêm quyền hạn và kiểm soát các đơn vị của Lực lượng Cảnh sát Quốc gia, Dịch vụ An ninh và Cảnh sát Quốc gia.

Ukraine sẽ thành công?

Bất chấp lo ngại từ đặc phái viên liên lạc Nga, hoạt động quân sự của Ukraine ở Donbass nhằm "chống lại sự xâm lược của Nga" vẫn được đẩy mạnh.

Nếu một cuộc xung đột thực sự nổ ra ở Donbass, Nga sẽ buộc phải lưu tâm đến quốc gia láng giềng và hai Nhà nước Cộng hòa mà họ công nhận.

Khả năng Nga tham chiến là không cao nhưng như các cáo buộc trước đó của Kiev, Moscow đã tìm mọi cách để hỗ trợ quân sự các lực lượng nổi dậy ở Donetsk và Lugansk chắc chắn sẽ không để ngồi yên.

Một khi đang dồn sức lực cho cuộc chiến chống khủng bố và ổn định tình hình ở Syria, một cuộc xung đột quân sự ngay bên nách Biển Đen chắc chắn sẽ khiến Moscow phải phân tâm.

Nga có cứu Donetsk và Luhansk nếu có tấn công quân sự của Ukraine?

Khi đó, Ukraine và phe miền Đông sẽ diễn ra 3 kịch bản.

Thứ nhất, quân đội Ukraine có khả năng dùng sức mạnh quân sự tại những khu vực riêng rẽ tại Donetsk và Lugansk trong vòng 2 tuần.

Thứ hai, miền Đông Ukraine và Kiev chung sống hòa bình và riêng rẽ.

Giống như Croatia, quốc gia này từng có 2 nước Cộng hòa gồm Serbia Krajina và Đông Slavonia. Cộng hòa Serbia Krajina được giải phóng bằng chiến dịch quân sự của quân đội Croatia, nhưng quân đội Serbia vẫn ở trong các doanh trại và không đối đầu với quân đội Croatia.

Thủ lĩnh Serbia sẽ bị áp đặt những điều kiện để bảo đảm quân đội của mình sẽ không can thiệp vào xung đột quân sự

Thứ ba, kịch bản Croatia-2 đang được Kiev xem xét khả quan. Đó là đưa phái bộ gìn giữ hòa bình đến Donbass và rút quân đội nước ngoài ra khỏi khu vực này.

Bên cạnh đó, phải giải giáp các chiến binh, thành lập chính quyền chuyển tiếp quốc tế để đưa vùng lãnh thổ này về chịu sự kiểm soát của Ukraine. Sự phát triển các sự kiện như thế là có khả năng cao nhất.

Thạch Tú

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ukraine-no-luc-nhung-kho-tai-hoa-nhap-donbass-3357433/