Ukraine và các nước Baltic bị 'lãng quên' trong kế hoạch bảo vệ châu Âu của Mỹ?

Dù Ukraine và các nước Baltic được coi là nhóm các nước có nguy cơ cao đối với 'mối đe dọa Nga', song có vẻ như mục đích thực sự của ngân sách chi tiêu quân sự chống Nga của Hoa Kỳ chính là giành lại quyền kiểm soát châu Âu.

Quân nhân Mỹ

Thời gian gần đây dư luận thế giới đang xôn xao về cuộc đấu tranh kiên quyết của Hoa Kỳ với "mối đe dọa Nga": trong năm tới Lầu Năm Góc sẽ chi tới 4,6 tỷ USD cho các "hành động chống Nga" ở châu Âu theo chương trình "Răn đe chủ động ở Châu Âu" (European Deterrence Initiative).

Trong khi ngân sách quốc phòng của Mỹ dành cho năm 2018 sẽ chi 350 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine và 100 triệu – cho Latvia, Litva và Estonia "để cải thiện khả năng phòng thủ và cơ hội kìm hãm sự đe dọa của Nga".

Để đánh giá những con số này, cần phải có một cái nhìn tổng thể về những gì đang được vận hành.

Tổng cộng vào năm 2018, ngân sách quân sự Hoa Kỳ sẽ được phân bổ 640 tỉ USD. Trong số này, 141,5 tỷ sẽ được chi trả lương cho quân nhân, và hơn 20 tỷ dùng để mua máy bay và trực thăng mới.

Nhìn vào tổng thể, 100 triệu được phân bổ cho "hổ Baltic" thực sự là một sự nhạo báng. Đồng thời, trước khi tiến hành một số cải cách "thể chế" trong quân đội, Kiev sẽ có thể chỉ nhận được một nửa trong số 350 triệu dự kiến, đó là 175 triệu USD.

Nếu xét đến việc chúng ta nói về các quốc gia đang trong trạng thái lo lắng về “mối đe dọa Nga” từ ngày này sang ngày khác, với định hướng tất cả các chính sách đối ngoại và một phần lớn chính sách đối nội – đều dựa trên việc tỏ ra mình là nạn nhân của "mối đe dọa của Nga" để cứu phần còn lại của châu Âu, thì sự hỗ trợ tài chính như vậy có vẻ như một sự lăng mạ.

Cũng chẳng nên tranh luận về số tiền còn lại. Hơn năm tỷ USD (4,6 tỷ cộng với chi phí bổ sung cho các khoản mục khác) - tất nhiên, chưa tới một phần trăm trong tổng ngân sách quốc phòng của Mỹ, nhưng vẫn có vẻ ấn tượng hơn rất nhiều so với hàng trăm triệu USD. Mà cũng nên biết, rằng năm 2018 chương trình "Răn đe chủ động ở châu Âu" sẽ nhận được thêm một tỷ USD (thậm chí còn nhiều hơn nữa) so với năm nay.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là hàng tỷ USD này sẽ đi về đâu và mục tiêu mà Mỹ đang thực sự theo đuổi là gì, khi tăng chi phí quân sự ở châu Âu. Câu trả lời tưởng như dễ dàng, nhưng thực sự rất khó đưa ra chính xác.

Mặt khác, ví dụ được dẫn như trên trong trường hợp của Ukraine và các nước Baltic, mà như phương Tây tuyên bố rõ ràng là đang nằm dưới sự đe dọa cao nhất của cuộc tấn công từ Nga, đã cho thấy các hành động của người Mỹ chỉ mang tính biểu tượng và nghi lễ.

Trước đó, tạp chí Der Spiegel của Đức xuất bản một bài báo dựa trên các tài liệu được giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Đức, theo đó Hoa Kỳ được tự do lựa chọn tham chiến hoặc không tham chiến trong trường hợp có một một thành viên của NATO bị tấn công.

Quân đội NATO

Do thuyết "bất biến" của thế giới hiện đại không thể tan thành cát bụi, theo đó mọi thành viên NATO đều được đảm bảo an ninh, nên nếu xảy ra một cuộc tấn công vào bất kỳ một thành viên nào trong liên minh, thì Mỹ nhất định sẽ đứng về phía họ trong cuộc chiến này.

Thứ ba, gần đây mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu dường như đang thêm phần phức tạp hơn nữa. Sự thất bại trong quan hệ đối tác thương mại xuyên Đại Tây Dương và những căng thẳng rõ ràng qua việc cung cấp năng lượng cho Lục địa già (những nỗ lực của Washington nhằm làm tê liệt dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream - 2, dự án vốn nhận được sự ủng hộ của Berlin và các nước châu Âu khác), và thậm chí là các cuộc thảo luận dai dẳng về sự cần thiết phải thành lập lực lượng quân sự châu Âu như một sự thay thế cho NATO.

Về phía châu Âu, thực tế căng thẳng chính trị-quân sự gia tăng là điều không thể tranh cãi. Tất cả các bên đều đang nỗ lực tăng cường quyền lực của họ. Nhưng cũng không thể phủ nhận, rằng dù những hành động này vẫn phần lớn là mang tính chất nghi lễ, thì nó cũng xuất phát từ nguyên tắc cổ xưa: "nếu muốn hòa bình, thì anh phải sẵn sàng cho chiến tranh".

Thêm vào đó, vấn đề cấp bách và nghiêm trọng hơn đối với Mỹ là châu Âu hiện đang ngày càng mở rộng quyền tự do đi lại của mình và mục đích rõ ràng của họ là nhằm loại bỏ sự phụ thuộc bán thuộc địa vào siêu cường của thế giới. Hơn nữa, tình trạng chính trị nội bộ bất ổn hiện nay ở Hoa Kỳ lại tạo cơ hội thuận lợi cho điều này.

Kết quả là, phương án được đưa ra cũng không phải lựa chọn tuyệt vời gì, khi Nga không phải mục đích của kế hoạch chi tiêu quân sự chống Nga của Lầu Năm Góc ở châu Âu vào năm tới, bởi nước này chỉ đóng vai trò là một cái cớ thuận tiện, mà mục tiêu chính lại là châu Âu.

Đó là nỗ lực của Washington nhằm khôi phục lại quyền kiểm soát Lục địa già, một nơi đang cảm nhận thấy sự suy yếu của vị bá chủ toàn cầu và muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc buồn chán.

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ukraine-va-cac-nuoc-baltic-bi-lang-quen-trong-ke-hoach-bao-ve-chau-au-cua-my-post245084.info