USD ổn định khi 'điểm nóng' Syria nhường chỗ cho chính sách thương mại Mỹ

Đồng USD chỉ biến động rất nhẹ trong phiên giao dịch châu Á sáng nay (17/4) khi thị trường chuyển hướng chú ý sang chính sách thương mại của Mỹ và các nhà đầu tư đặt cược rằng các cuộc tấn công của Mỹ vào Syria sẽ không leo thang.

Chỉ số đồng USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ 6 đồng tiền chính, hiện ổn định quanh mức 89,430 điểm sau khi giảm 0,4% vào thứ Hai, cách không xa mức thấp nhất 2 tuần là 89,355 điểm thiết lập vào tuần trước.

Theo đó, hiện đồng USD tiếp tục giảm nhẹ so với yên Nhật xuống còn 107,06 JPY/USD, trượt xa khỏi mức đỉnh 7 tuần là 107,78 JPY/USD thiết lập trong phiên thứ Sáu tuần trước, khi giới thương nhân đang tỏ ra thận trong đón đợi cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào thứ Ba và thứ Tư.

Theo các nhà phân tích, hiện Tokyo rất muốn tránh bị đẩy vào các cuộc đàm phán về một Hiệp định thương mại tự do song phương nhằm không chỉ vào tiếp cận thị trường mà còn với các chính sách tiền tệ và tỷ giá.

Báo cáo tiền tệ bán niên của Bộ tài chính Mỹ vừa được công bố cuối tuần trước đã giữ nguyên Nhật Bản trong danh sách các quốc gia cần giám sát vì có khả năng thao túng tiền tệ.

Hôm thứ Hai, ông Trump cũng cáo buộc Nga và Trung Quốc đã phá giá đồng tiền của họ, gây ra việc bán đồng USD, ngay cả khi sự sụt giảm của đồng rúp Nga trong tháng này phần nào do lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga, trong khi đồng nhân dân tệ đang tăng mạnh trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên “lời bình luận của Trump dường như cho chúng ta biết rằng, trong thâm tâm ông muốn một đồng đô la suy yếu”, một thương gia tại một ngân hàng Mỹ nói.

Các đồng tiền chủ chốt khác cũng chỉ dao động nhẹ. Cụ thể, đồng euro nhích nhẹ lên 1,2385 USD. Đồng tiền chung đã bị mắc kẹt trong một khoảng giao dịch khá hẹp giưã1,22 - 1,25 USD kể từ cuối tháng Giêng.

Do không chắc chắn về thương mại gia tăng, thị trường cho thấy phản ứng ảm đạm hầu hết các tin tức kinh tế khác.

Tại Mỹ, doanh số bán lẻ hồi phục hồi trở lại trong tháng 3 sau 3 tháng giảm liên tiếp vì các hộ gia đình đã đẩy mạnh mua sắm xe cơ giới và các mặt hàng lớn khác.

Trong khi theo số liệu chính thức vừa được công bố sáng nay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,8% trong quý I/2018 so với một năm trước, cao hơn một chút so vời kỳ vọng song không không thay đổi so với quý trước.

“Thị trường đang tập trung nhiều hơn vào vấn đề thương mại và các tiêu đề chính trị hơn là các dữ liệu kinh tế. Những ngày này rất khó để nói trước thị trường sẽ biến động thế nào. Chúng ta phải giải quyết bất cứ vấn đề nào xuất hiện”, Shinichiro Kadota - chiến lược gia ngoại hối cao cấp của Barclays ở Tokyo nói.

Từ tháng trước, Trump đã đưa ra một loạt các đề xuất về thuế quan, một số đã được ban hành, đã làm tăng thêm nỗi lo có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại gây tổn hại và phá vỡ nền kinh tế toàn cầu.

Với đồng bảng Anh, hiện đang được giao dịch ở mức 1,4342 USD, sau khi tăng lên 1,4355 USD, mức cao nhất kể từ cuộc trưng cầu Brexit vào tháng 6/2016.

Kỳ vọng về việc NHTW Anh có thể tăng lãi suất trong tháng tới và hy vọng Anh có thể đạt được một thỏa thuận Brexit tốt hơn so với trước đây đã đã hỗ trợ đồng bảng Anh.

Trong khi, chính nỗi lo về thương mại đã đầy giá của các đồng tiền hàng hóa suy giảm, dù mức độ cũng là khá nhẹ. Cụ thể, đôla Úc giảm 0,21% xuống còn 0,7765 USD; đôla Canada cũng giảm xuống mức 1,2574 CAD/USD.

Đồng won Hàn Quốc có mức tăng mạnh nhất trong sáng nay khi tăng 0,6% lên mức 1.067,50 KRW/USD.

Hoàng Nguyên Reuters

Nguồn TBNH: http://thoibaonganhang.vn/usd-on-dinh-khi-diem-nong-syria-nhuong-cho-cho-chinh-sach-thuong-mai-my-74914.html