USD tự do tăng mạnh: áp lực đè nặng DN

- Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ 17.941 lên 18.544 (khoảng 3,3%), giá đô la trên thị trường tự do cũng tăng mạnh. Giao dịch mua vào bán ra sáng nay (1/3) giao động khoảng 19.450 - 19.500 đồng/USD, tăng từ 50 – 70 đồng/USD.

Theo ông Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính), sức ép về cân đối cung cầu ngoại tệ sẽ buộc phải phá giá. Phá giá đồng VN thì lại làm tăng giá hàng nhập khẩu, dẫn đến giá cả trong nước cũng tăng theo làm đồng VN mất giá.. Áp lực tỷ giá Ông đánh giá thế nào với việc tăng tỷ giá liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ lên 3,3%? Việc tăng tỷ giá này của ngân hàng nhằm mục đích bình ổn giá đô la Mỹ, kéo giá đô la trong ngân hàng và thị trường tự do gần nhau để giảm tình trạng ngoại tệ chảy khỏi kênh ngân hàng. Ngoài ra, chúng ta phải điều chỉnh tỷ giá vì thâm hụt cán cân quá lớn. Tháng 1, tháng 2 mới chỉ là những tháng khởi động, nhưng từ tháng 3 trở đi, nhập siêu sẽ tăng lên rất lớn. Nhập siêu như thế lại gây áp lực lên tỷ giá vì mất cân đối về ngoại tệ, các nguồn ngoại tệ hiện nay mình vẫn chưa kiểm soát được. Bắt các Tổng công ty bán nhưng họ cũng chỉ bán một phần nhỏ, còn ngoại tệ ngoài luồng thì chịu, mà trên tài khoản không phải tất cả bán hết. Để hạn chế tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đô là 1%, nhưng thực tế hiện nay vẫn tồn tại cơ chế 2 giá, kể cả giá tiền gửi và cho vay. Cho vay danh nghĩa là theo mức lãi suất quy định nhưng nhiều khi để hấp dẫn, nhiều ngân hàng thương mại lại cho vay với mức giá khác. Để loại bỏ cơ chế 2 giá này thì rất khó vì hiện nay chúng ta vẫn không đủ ngoại tệ. Việc tăng tỷ giá này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu? Hiện nay các ngân hàng thương mại đều đồng loạt tăng trần cả huy động và cho vay. Theo quy luật, cứ phá giá thì sẽ có lợi cho xuất khẩu và có hại cho nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu ở Việt Nam, do không khống chế được về giá và kết cấu của xuất khẩu là khai thác nguyên liệu thô để bán, nên thu được nhiều hay ít, cho dù có phá giá thì cũng chỉ thêm được tiền Việt Nam, chứ không có giá trị về mặt cạnh tranh quốc tế. Mình không thể hạ giá bằng đô la thấp hơn vì đây là tỷ giá của mình thay đổi. Nói chung phá giá không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu. Trong xuất khẩu các nhóm hàng khác nhau cũng chịu những tác động khác nhau. Đối với nhóm hàng khai khoáng (dầu thô, gạo,…) thì càng điều chỉnh tỷ giá thì doanh nghiệp càng nộp ngân sách nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, với một số mặt hàng phải nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu như may mặc, da dày, thì điều chỉnh tỷ giá không tác động là mấy, do nhóm hàng này thực chất không làm lợi được mấy, chủ yếu là đầu vào tăng, sau đó họ lại gia công một chút rồi bán thì hàm lượng giá trị gia tăng cũng không đáng kể. Về nhập khẩu, phá giá càng không ảnh hưởng nhiều. Khi điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái thì giá bán của hàng nhập khẩu ở VN sẽ cao, thế nhưng hàng nhập khẩu của VN thì giá cao thế chứ cao nữa vẫn dùng, vì hàng trong nước không thay thế được. Do đó, không giảm về tiêu dùng. Do vậy mỗi lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái là giá lại tăng, và tăng đầu tiên là hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu lại là đầu vào cho những sản xuất khác, kéo theo giá thành của nhiều sản phẩm cũng tăng. Đối với doanh nghiệp, tỷ giá tăng có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh không? Đối với doanh nghiệp, khi họ không mua được đô la ở trong ngân hàng thì họ sẽ phải mua ở ngoài thị trường tự do. Giá đô la ở ngoài tăng cao thì họ sẽ mua với giá cao, sau đó cũng bán với giá cao. Họ sẽ chỉ thiệt ở chặng thứ hai khi bán rồi lại mua đô la để nhập. Nhưng thực tế cái đó đều được tính trong cả một chu trình kinh doanh, chứ nếu thiệt thì doanh nghiệp sẽ không nhập hàng về để chịu thua lỗ. Còn việc mua đô la trong ngân hàng thì cũng chưa chắc đã mua được với mức giá đúng của nó. Vì vậy, họ sẵn sàng mua đô la ở bất cứ đâu miễn là đủ ngoại tệ để nhập hàng. Tuy nhiên, nếu mua ở ngoài chợ đen thì sẽ khó khăn về mặt hạch toán. Ở VN hiện nay, một mặt cơ quan quản lý không cho mua đô la chợ đen, chỉ được bán. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng về thì cũng không ai hỏi nguồn ngoại tệ ở đâu và bản thân ngân hàng không cung cấp đủ nên khác gì bảo người ta ra ngoài mà mua. Muốn cân đối nguồn đô la hiện nay, theo tôi cách tốt nhất là hạn chế nhập siêu. Xăng tăng giá, DN giải thích "cho vui" Hiện nay giá xăng thành phẩm đang giảm, trong khi giá xăng bán tại các đại lý lại tăng, điều này có phải bị tác động với việc tăng tỷ giá? Giá bán lẻ xăng dầu hiện nay có khoảng 11 bộ phận cấu thành, tỷ giá là một phần. Nhà nước cho phép doanh nghiệp được quyết định giá xăng theo nguyên tắc cộng trừ 7% . Nhiều doanh nghiệp cho rằng do giá xăng thế giới thay đổi nên tăng giá. Nhưng giá xăng không thay đổi trong thời điểm mà trong thời gian dài, tương ứng với lượng dự trữ xăng dầu của VN, trước kia là 20 ngày, bây giờ là 30 ngày. Nó phải biến động giá trong một chu kỳ như thế mới coi là tỷ giá là một yếu tố. Thực chất 10 yếu tố còn lại không ai đưa ra giải thích nên mỗi lần DN xăng dầu giải thích như thế cũng chỉ là nói cho vui, không có nghĩa giá xăng dầu thế giới tăng 10% thì VN cũng tăng 10%, còn các yếu tố khác như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ hoa hồng trích cho các đại lý và là đại lý nhiều cấp thì sao. Việc tăng tỷ giá này có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và chính sách tiền tệ? Sức ép về cân đối cung cầu ngoại tệ sẽ buộc phải phá giá. Phá giá đồng VN thì lại làm tăng giá hàng nhập khẩu, dẫn đến giá cả trong nước cũng tăng theo làm đồng VN mất giá. Đồng VN mất giá lại tạo sức ép lên tỷ giá, tạo ra vòng xoáy. Khi đồng VN liên tục mất giá thì người ta chối bỏ đồng VN và quay sang ngoại tệ khác hoặc dự trữ vàng, và như thế đồng VN sẽ càng mất giá. Nguyễn Yến (thực hiện)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://bee.net.vn/channel/2043/201003/Xang-tang-gia-DN-giai-thich-cho-vui-1742807/