Vẫn còn hơn 1000 người mất tích vụ vỡ đập ở Lào

Theo thông báo mới nhất của huyện Sanamxay, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 1.126 người chưa được tìm thấy. Trong đó, người mất tích theo khẳng định của các gia đình là 131 người.

Vào tối 23/7 vừa qua, hàng trăm người dân Lào mất tích hay lâm vào cảnh mất nhà cửa sau khi đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu bị vỡ. Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho hay đây là thảm họa tồi tệ nhất mà quốc gia Đông Nam Á này phải đối mặt trong nhiều thập kỷ.

Ngay sau khi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện, cơ quan chức năng và lực lượng cứu hộ ở Lào nhanh chóng triển khai công tác tìm kiếm người mất tích và giải cứu những người sống sót. Hiện nước lũ đã rút dần và người dân vùng bị ảnh hưởng đang nỗ lực khắc phục thiệt hại.

Khung cảnh tang thương ở những vùng nước đã rút.

Theo Thông tấn xã Lào, Bộ trưởng Khammany Inthirath nói với các phóng viên tại cuộc họp báo rằng con đập "không hoạt động tốt" sau khi một lượng mưa lớn đổ xuống miền Nam Lào, khiến mực nước tăng nhanh.

Bên cạnh đó, việc xây dựng không đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân gây ra sự cố vỡ đập phụ D thuộc dự án thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy khiến nhiều người mất tích và mất nhà cửa. Ông còn cho biết rằng, các công ty xây dựng đập sẽ "không phủ nhận trách nhiệm với sự cố".

Việc xây dựng dự án thủy điện do Công ty Điện Xe Pian-Xe Namnoy - liên doanh của hai công ty Hàn Quốc với một công ty Thái Lan và một công ty quốc doanh Lào thực hiện. Công trình được khởi công từ năm 2013, với chi phí ước tính khoảng 1,02 tỷ USD.

Về phía công ty SK Engineering & Construction của Hàn Quốc, nhà thầu chính của dự án, thông tin rằng còn quá sớm để kết luận nguyên nhân gây ra vụ vỡ đập. Công ty sẽ chịu trách nhiệm nếu kết luận điều tra cho thấy họ mắc lỗi.

"Chúng tôi đang tập trung vào các nỗ lực cứu trợ. Nguyên nhân của vụ tai nạn sẽ được điều tra”, đại diện công ty cho biết.

Một số chuyên gia thế giới cũng có chung quan điểm, ý kiến về nguyên nhân vụ vỡ đập với giáo sư Ian Baird. Đáng chú ý là ý kiến của giáo sư Richard Meehan công tác tại trường Kỹ thuật của Đại học Stanford.

Theo giáo sư Richard Meehan, vụ vỡ đập ở Lào có vẻ như là trường hợp xói mòn từ bên trong gây ra bởi các lỗi thi công như móng không vững, trát vữa kém và thiết kế có rủi ro cao.

Vụ vỡ đập ở Lào khiến nhiều người dân mất tích hoặc mất nhà cửa.

Đã gần một tuần kể từ khi Đập Xepian Xe Nam Noy sụp đổ, nhấn chìm nhiều ngôi làng và thị trấn ở hạ lưu với hơn 5 tỷ mét khối nước.

Các con đường bị phá hủy, những ngôi nhà bị bị cuốn trôi và nhiều người thiệt mạng khi sóng nước khổng lồ quét qua tỉnh Attapeu vào tối thứ Hai.

Theo thông báo mới nhất của huyện Sanamxay, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 1.126 người chưa được tìm thấy. Trong đó, người mất tích theo khẳng định của các gia đình là 131 người.

Đại diện chính quyền huyện Sanamxay cho biết: "Việc cứu trợ tại hiện trường gặp rất nhiều khó khăn do tìm người và đến được địa điểm gặp nạn hết sức khó khăn. Quãng đường di chuyển tới nơi có người gặp nạn bùn đất cao tới 50cm, các phương tiện chuyên dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn do đất lún. Đặc biệt một số điểm, các phương tiện, tàu thuyền cứu hộ không thể di chuyển tới.

Vấn đề lo ngại với cơ quan chức trách, đó là những người còn sống sẽ đối mặt như thế nào với việc thiếu lương thực, nước uống trong những ngày ngập trong lũ.

Vũ An (TH)

Nguồn Pháp Luật Net: http://phapluatnet.vn/quoc-te/van-con-hon-1000-nguoi-mat-tich-vu-vo-dap-o-lao