Vấn đề huấn luyện viên nội ở nền bóng đá châu Phi

Trong lịch sử các kỳ World Cup, có ba đội tuyển châu Phi tiến vào vòng tứ kết, ba đội tuyển đó đều không được dẫn dắt bởi huấn luyện viên nội. Vậy điều này có phải vấn đề?

Giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh đã đi qua gần nửa chặng đường, nhưng giờ ta mới chợt nhận ra một điều, trong một ngày hội mà có "hàng tá" những cầu thủ châu Phi đã đạt đến đẳng cấp thế giới, nhưng chỉ có duy nhất hai huấn luyện viên châu phi dẫn dắt các đội tuyển tại World Cup 2018, đó là Aliou Cissé của Senegal và Nabil Maaloul của Tunisia.

Trong đó, Cisse đang sáng nước đi tiếp cùng Senegal khi đã có một trận thắng trước Ba Lan và một trận hòa với Nhật Bản. Với 4 điểm giành được, cơ hội đi tiếp ở bảng H là rất lớn.

Tổng thống của đất nước châu phi, ông Macky Sall, người đã dự khán trận gặp Ba Lan ở Moscow đã về nước, nhưng họ chắc chắn không theo vị tổng thống này về nước. Cơ hội vẫn còn đó, một trận thắng hay ít nhất là một điểm trước đối thủ Colombia sẽ đặt cho họ một tấm vé bay thẳng vào vòng knock-out.

Cisse phát biểu sau trận đấu hôm Chủ Nhật rằng:

"Điều quan trọng nhất lúc này là chúng tôi phải hồi phục thể lực chuẩn bị cho trận đấu khó khăn gặp Colombia. Định mệnh đang nằm trong tay, chúng tôi sẽ không để tuột mất."

Senegal đang sáng cửa đi tiếp tại World Cup.

Trong lịch sử các vòng chung kết FIFA World Cup, chỉ có 3 đội tuyển châu Phi lọt vào tới vòng tứ kết, bao gồm Cameroon năm 1990, Senegal năm 2002 and Ghana năm 2010. Tuy nhiên, không có một huấn luyện viên châu Phi nào dẫn dắt một trong các đội tuyển kể trên. Cisse đã ở Hàn Quốc 16 năm về trước, là người thủ lĩnh tinh thần cùng các đồng đội giành chiến thắng 1-0 ngay lượt trận ra quân trước nhà đương kim vô địch thời bấy giờ là Pháp.

Nếu bạn không biết thì Senegal thời đó vẫn đang là thuộc địa của Pháp, các cầu thủ ở đó nếu ra nước ngoài thi đấu thì chỉ có một điểm đến duy nhất là Pháp. Nhưng World Cup năm nay đã khác, các cầu thủ trong danh sách đăng ký chơi bóng ở nhiều nơi trên thế giới, từ câu lạc bộ Horoya A.C (Guinea) đến Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Ngoại hạng Anh nữa.

Senegal có cơ hội tái lập thành tích vào tiến sâu tại World Cup như đã làm được năm 2002.

Vấn đề huấn luyện viên nội và huấn luyện viên ngoại, luôn là một chủ đề nóng tại châu Phi kể từ những ngày đầu tiên. Năm 1934, khi Ai Cập lần đầu tiên tham dự giải, thuyền trưởng lúc đó là James McRae, một người Scotland. Đến năm 1970, khi Marocco là đội tuyển châu Phi tiếp theo tham dự World Cup, họ được dẫn dắt bởi một người Yugoslavia, ông Blagoje Vidinic.

Việc các huấn luyện viên ngoại ùa vào các đất nước châu Phi đã khiến cơ hội của nhà cầm quân trong nước trở nên hẹp dần. Thậm chí, Tanzania đã phải ra lệnh cấm đối với các huấn luyện viên không phải quốc tịch nước này, lệnh cấm này mới được gỡ bỏ gần đây.

Người ngoại đạo luôn có những lợi thế nhất định khi dẫn dắt một đội bóng ở nước khác, họ sẽ có một cái nhìn khách quan về nền bóng đá, không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xung đột nội bộ và hơn thế nữa là mang những làn gió mới đến với nền bóng đá đó.

Tuy vậy, một người cùng lớn lên trong hoàn cảnh xã hội với các cầu thủ có thể dễ đồng cảm hơn là những con người ngoài nước. Hơn thế nữa, ngôn ngữ sẽ là một lợi thế trong việc truyền tải chiến thuật và khích lệ động viên các học trò kịp thời, kịp lúc của các chiến lược gia trong nước.

Vấn đề huấn luyện viên nội và ngoại vẫn còn là một vấn đề nóng tại lục địa đen.

Có những thuận lợi là vậy, nhưng xu thế sử dụng huấn luyện viên nội vẫn chưa được phổ biến tại nền bóng đá lục địa đen.

Và xin kết lại bằng lời nói của Aliou Cissé - huấn luyện viên trưởng Senegal trong bài phỏng vấn với L’Équipe:

"Các huấn luyện viên nội nhận được rất ít sự tôn trọng ở châu Phi."

"Liên đoàn luôn thiếu sự suy sét, Keshi (Stephen Keshi, thuyền trưởng của Nigeria tại World Cup 2014, đã ra đi vào năm 2015 do một cơn đau tim) đã trải qua điều đó. Chúng tôi có khả năng suy nghĩ mà, khả năng đưa ra kế hoạch cho từng trận đấu, nhưng chúng tôi rất ít được trọng dụng."

"Đó thực sự là một định kiến về các huấn luyện viên nội. Mọi người có thể nói tôi là tay dở nhất tại Senegal, nhưng tôi chắc chắn rằng mình là kẻ khao khát chiến thắng hơn ai hết."

Tùng Nguyễn

Nguồn Tin Thể Thao: http://tinthethao.com.vn/van-de-huan-luyen-vien-noi-o-nen-bong-da-chau-phi-d477734.html