Văn hóa cà phê

Có lẽ chỉ số ít người 'xưa nay hiếm' còn nhớ những cái tên: Cà phê Giảng- Cầu Gỗ, cà phê Hói- Bà Triệu, cà phê Tuyên - Trần Hưng Đạo, cà phê Lâm- Nguyễn Hữu Huân... Văn hóa cà phê Hà Nội cách đây hơn nửa thế kỷ là những phin cà phê nóng nhỏ từng giọt, đậm đặc, thơm phức, người uống nhâm nhi, nhẩn nha thưởng thức, chẳng vội vàng...

Đó là chuyện dĩ vãng, hoài niệm. Thời hiện đại đã hoàn toàn khác.

6 năm trước, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, tạo nên một sự kiện chấn động. Còn nhớ, tại ngã sáu Phù Đổng, hai hàng người xếp hàng ngay ngắn giữa trưa nắng nóng như đổ lửa để chờ được bước vào cửa hàng Starbucks.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rất nhanh, trên mạng xã hội có nhiều người đăng đàn chê bai: "Starbucks dở tệ. Họ không bán cà phê mà bán nước có mùi cà phê pha với đường, sữa", "Không thể uống nổi thứ cà phê nhạt nhẽo đựng trong cốc nhựa"...

Tuy nhiên, các doanh nhân có thâm niên trong ngành F&B phản biện: Starbucks không bán cà phê mà bán... văn hóa cà phê.

Thực tế, với mặt bằng đẹp, không gian thân thiện, sành điệu, đẳng cấp, mô-típ kinh doanh self service (tự phục vụ - khách hàng tự bưng đồ uống về chỗ ngồi) hay take away (mang đi), Starbucks mang tới một thứ văn hóa cà phê hoàn toàn mới so với cung cách kinh doanh xưa cũ- nhân viên còng lưng phục vụ vài ông khách chỉ uống 1 ly cà phê phin nhưng "đóng đinh" tại quán cả ngày, cả buổi, không dám đuổi. Starbucks tạo giá trị lớn cho người kinh doanh với dịch vụ tối giản, giảm gánh nặng chi phí...

Và, có một thực tế khó phủ nhận: Các chuỗi cà phê đẳng cấp tại Việt Nam ra đời sau đó đều mang những nét văn hóa cà phê kiểu "Starbucks", dù đậm hay nhạt. Thế mới nói, địa điểm quan trọng hơn kích thước cửa hàng, chất lượng sản phẩm quan trọng hơn địa điểm. Nhưng,

Minh Hạnh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/van-hoa-ca-phe-120119.html