Vấn nạn bắt cóc đòi tiền chuộc và tiền ảo Bitcoin ở Ấn Độ

Tấn công tình dục, bao gồm cả cưỡng hiếp là một vấn nạn ở Ấn Độ. Ngược lại, đây cũng là cái cớ để dàn xếp những mối quan hệ đổ vỡ, hay thậm chí là để đòi tiền.

Camera an ninh tố giác

Cảnh sát Ấn Độ mới đây đã đột kích một căn nhà ở New Delhi, giải cứu doanh nhân giàu có bị bắt làm con tin bởi một nhóm phụ nữ. Người đàn ông này là giám đốc một công ty kỹ thuật hàng hải ở Mumbai.

Ông bị bắt cóc trong một chuyến đi đến thủ đô New Delhi. Camera an ninh cho thấy, người đàn ông 64 tuổi rời khách sạn 5 sao với 2 người phụ nữ trên một chiếc Hyundai Verna. Những kẻ bắt cóc sau đó liên tục gọi điện đến công ty, yêu cầu nộp 3 triệu rupee (42.600 USD).

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ những kẻ liên quan đến vụ bắt cóc ở New Delhi.

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ những kẻ liên quan đến vụ bắt cóc ở New Delhi.

Nhờ video do camera an ninh ghi lại, cảnh sát đã truy ra biển số xe của nghi phạm, từ đó tìm ra địa chỉ đăng ký. Chủ sở hữu căn nhà thừa nhận mình nằm trong nhóm bắt cóc, với mục đích kiếm tiền. Người này chỉ cho cảnh sát nơi nhóm phụ nữ đang giam giữ vị giám đốc giàu có. Cuộc đột kích vào căn nhà ở quận Laxmi Nagar dẫn tới việc bắt giữ 4 phụ nữ và 2 người đàn ông.

Danh tính của những người này không được công bố. Nạn nhân được tìm thấy tại một căn phòng khóa kín và được giải cứu. Theo lời kể, người đàn ông đi theo một trong hai người phụ nữ mà mình quen. Nhưng khi đến nơi thì bị cáo buộc cưỡng hiếp con gái của một trong những kẻ bắt cóc, nên bị giam giữ đòi tiền chuộc.

Bắt cóc đòi chuộc bằng Bitcoin

Cựu thành viên Hội đồng Lập pháp và Đảng Nhân dân Ấn Độ Nalin Kotadiya vừa bị bắt giữ vì cáo buộc tham gia vào vụ bắt cóc tống tiền doanh nhân bất động sản Shailesh Bhatt. Kotadiya bị cho là đồng phạm sau khi cơ quan điều tra thẩm vấn cựu cảnh sát Kirit Paladiya.

Ông ta đã lẩn trốn từ đó cho đến khi bị bắt giữ mới đây. Vụ bắt giữ được mong đợi sẽ giúp vụ án truy tố Kotadiya về tội danh bắt cóc tống tiền bằng số Bitcoin trị giá 9,95 crore Rupee tại thành phố Surat nhanh chóng đi đến kết luận.

Tòa án phát lệnh truy nã Kotadiya sau khi cựu thành viên Hội đồng Lập pháp này không chấp hành lệnh triệu tập thẩm vấn. Lệnh triệu tập này xuất phát từ đơn tố cáo của CID liên quan đến hành vi phạm tội nói trên.

Tuy nhiên, Kotadiya khẳng định ông vô tội và đã bị gài bẫy. Vụ bắt cóc “tống Bitcoin” này bao gồm nạn nhân là doanh nhân Shailesh Bhatt cùng với người cộng sự của ông và cháu trai của Kotadiya tên Kirit Paladiya, mục đích là đòi tiền chuộc bằng Bitcoin vào ngày 11/02/2018.

Tuy nhiên, các cuộc điều tra cho thấy, toàn bộ vụ án đã được Paladiya dàn dựng và câu kết với viên cảnh sát tên Jagdish Patel cùng với những người khác nhằm tống tiền Bhatt và sau đó chia chác chiến lợi phẩm.

Theo tờ báo Ahmedabad Mirror, Shailesh còn bị buộc chuyển tiền cho 1 bên thứ 3 để lấy lại số Bitcoin bị mất. Tuy nhiên, theo điều tra ban đầu, chưa có bằng chứng cụ thể về việc Shailesh đã chuyển Bitcoin cho Jagdish Patel.

Ví điện tử của cả 2 người sẽ được điều tra thêm để củng cố bằng chứng. Trong đơn tố cáo của Shailesh Bhatt, ông cho biết đã chuyển 200 Bitcoin trị giá 120 triệu Rupee ($1.8 triệu) từ ví của mình sang ví của Kirit Paladiya, đối tác kinh doanh của ông.

Ngoài ra ông phải trả thêm 320 triệu Rupee ($5 triệu) để được phóng thích. Sau đó ông phải trả tiếp 7,85 triệu Rupee để đổi lại số Bitcoin bị đánh cắp. Tất cả những giao dịch trên đều chưa được chứng minh. Hiện tại, vụ việc vẫn đang được điều tra.

Vị cảnh sát Ấn Độ tham gia vụ bắt cóc đòi tiền chuộc Bitcoin.

Vụ việc trên là một trong những “vết nhơ” thường thấy trong không gian Bitcoin và tiền tệ mã hóa nói chung. Các hệ thống thanh toán ngang cấp bị tội phạm lợi dụng trong nhiều trường hợp gây án trong hệ sinh thái. Đã xảy ra vài vụ tấn công mà hacker đòi tiền chuộc bằng Bitcoin hoặc altcoin trên các website và nền tảng cao cấp.

Tuy nhiên, việc theo dõi tội phạm tài chính xâm phạm tiền mã hóa trong hệ sinh thái trông khá phức tạp nhưng không phải là không thể. Điều này giải thích lý do tại sao các cơ quan quản lý thường yêu cầu các sàn giao dịch tuân thủ quy trình KYC với khách hàng của họ.

KYC phần lớn sẽ làm giảm mức độ ẩn danh trong hoạt động xử lý tiền mã hóa. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó đến các đặc điểm phi tập trung của những hệ thống thanh toán kỹ thuật số là một góc độ sẽ làm nảy sinh tranh cãi trong ngành.

Nguyễn Minh

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/ho-so-interpol-cstc/van-nan-bat-coc-doi-tien-chuoc-va-tien-ao-bitcoin-o-an-do-546514/