Vắt giọt mồ hôi đổi lấy đồng tiền

Vì cuộc sống mưu sinh, những công nhân xây dựng phài rày đây mai đó, chấp nhận làm công việc nặng nhọc, thậm chí rủi ro chỉ với mong muốn có thu nhập kha khá để trang trải cuộc sống, gửi về quê phụ giúp vợ con.

Công nhân đổ bê tông cho các công trình dân dụng được liệt vào đối tượng làm công việc nhọc, độc hại. Một công nhân cho biết mỗi ngày họ phải vác trên vai gần 1.000 thùng cát, đá. Tương ứng, họ nhận được tiền lương khoảng 500.000 đồng.

Công nhân đổ bê tông cho các công trình dân dụng được liệt vào đối tượng làm công việc nhọc, độc hại. Một công nhân cho biết mỗi ngày họ phải vác trên vai gần 1.000 thùng cát, đá. Tương ứng, họ nhận được tiền lương khoảng 500.000 đồng.

Anh Nguyễn Văn Mọi, quê Bến Tre cho biết: "Công việc này rất nặng nhọc, thường xuyên phơi mình ngoài nắng và hít bụi xi măng, bụi công trình. Chúng tôi thường tranh thủ làm từ 6 giờ sáng nhưng đôi khi công trình lớn, làm đến 11 - 12 giờ trưa mới ăn cơm là bình thường".

Nhóm công nhân đổ bê tông cho một công trình trên .đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TP HCM

Không khẩu trang, không bảo hộ lao động, bụi xi măng phả trực tiếp vào mặt đối với họ là "bình thường".

Một công nhân được phân phụ trách điều khiển máy trộn và phụ trách lượng nước vừa đủ cho mẻ bê tông.

11 giờ 15, nhóm thợ vẫn cố gắng hoàn thành nốt công trình để tiếp tục di chuyển sang công trình khác.

Không hợp đồng, không có bất kỳ chế độ hay phúc lợi gì...họ chỉ mong đủ sức khỏe, công việc đều để đi làm kiếm tiền lo cho vợ con.

Đồ bảo hộ lao động đầy đủ nhất của nhóm thợ này chỉ bao gồm: giày bảo hộ, nón, áo dài tay, bao tay.

Rút kinh nghiệm từ công việc, họ khét những cái lỗ nhỏ dưới đáy để giữ thùng khi đổ cát, đá từ xa vào máy trộn cho đỡ hít bụi xi măng.

Anh Lê Toàn Thắng, quê Đồng Nai cho ngón tay cái vào lỗ để giữ lại thùng cát.

Anh Trương Văn Tuấn, quê Nghệ An còn cho biết thêm: "Nếu đi làm mà xảy ra tai nạn thì mình tự chịu, chủ thầu chỉ trả tiền lương cho mỗi công trình thôi, còn lại mình tự lo hết, họ không quan tâm".

10 người - 10 vùng miền nhưng họ rất thân thiết, cùng nhau chia sẻ công việc hằng ngày.

"Nếu họ giao đủ vật liệu thì giờ này chúng tôi đang ở công trình bên đường Lò Lu, được thêm chút đỉnh tiền rồi. Chúng tôi làm giữa chừng thì hết cát, phải ngồi chờ gần 1 tiếng" - Anh Hoàng Văn Thắng nói.

Thuần thục công việc, nhiều người chỉ cần đứng ở xa vẫn có thể hất cát vào máy rất chính xác.

.

Anh Trần Văn Thức, quê Thanh Hóa - chia sẻ: "Tôi làm công việc này từ năm 2000, không biết đã vác bao nhiêu tấn cát, đá trên người. Có những ngày chúng tôi đổ sàn ở 2-3 công trình, kiếm cũng gần 500.000 đồng nhưng có ngày đi đến nơi trời mưa to thì cũng không có đồng nào". Rời quê 18 năm nhưng anh Thức về quê được 2 lần, lần đầu khi anh cưới vợ vào năm 2009; lần thứ hai là năm 2014 - anh đưa con trai 4 tuổi về thăm ông, bà.

Thúy Liễu

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/vat-giot-mo-hoi-doi-lay-dong-tien-20180905122526776.htm