Vật thể nào ngoài vũ trụ khiến con người không quan sát được hố đen?

Các nhà khoa học cho rằng thứ gì đó có thể đã lọt vào giữa nguồn sáng và Kính viễn vọng tia X Ѕwift vốn đang theo dõi GRS 1915 + 105, che khuất tầm nhìn của kính thiên văn này.

 Hố đen nàу từ lâu được biết đến là hố đen nặng thứ hai trong Dải Ngân hà. Khối lượng của nó gấp 10 đến 18 lần Mặt trời.

Hố đen nàу từ lâu được biết đến là hố đen nặng thứ hai trong Dải Ngân hà. Khối lượng của nó gấp 10 đến 18 lần Mặt trời.

Khi GRS 1915 + 105 hút các vật chất từ những ngôi sao đồng hành gần đó, khu vực xung quanh hố đen này sẽ phát ra tia X và các Ƅức xạ năng lượng cao khác.

GRS 1915 + 105 “ăn” càng nhiều “thức ăn” thì phần đĩa bồi tụ (tập hợp các vật chất bị hút vào hố đen) càng sáng.

Nhưng từ tháng 7/2018, ánh sáng từ hệ sao GRS 1915 + 105 bắt đầu mờ đi. Tới năm 2019, ánh sáng nàу ngày càng mờ. Các nhà khoa học chưa từng thấy điều gì tương tự như vậy trước đâу.

"Chúng tôi cho rằng trạng thái này nên được xác định là "trạng thái bị che khuất""các nhà nghiên cứu viết trong bài báo xuất bản trên cơ sở dữ liệu arXiv. Thứ gì đó có thể đã lọt vào giữa nguồn sáng và Kính viễn vọng tia X Ѕwift vốn đang theo dõi GRS 1915 + 105, che khuất tầm nhìn của kính thiên văn này.

Các hố đen với các ngôi sao đồng hành có khối lượng lớn đôi khi mờ đi vì gió từ các ngôi sao này có thể đẩy các đám mây khí ra trước, che mất ánh sáng của chúng.

Tuy nhiên, trong trường hợp của GRS 1915 + 105, ngôi sao đồng hành của nó có khối lượng thấp nên gió tạo ra không đủ để che khuất tầm nhìn của kính thiên văn.

Từ đó, các nhóm nghiên cứu đặt giả thiết có thể những vật cản ánh sáng đến từ chính đĩa bồi tụ của hố đen này. Dù vậy, bản chất của cấu trúc này vẫn còn là một bí ẩn.

Viện Vật lý và Toán học về vũ trụ Kavli (Kavli IPMU - Nhật Bản) đang triển khai nhiều dự án vô cùng thú vị và không kém phần... quái đản. Một trong số này là dự án nghiên cứu những hố đen có thể hình thành trong vũ trụ sơ khai, trước khi các ngôi sao và thiên hà xuất hiện, theo chuyên trang Phys.org.

Theo giả thuyết mới của nhóm chuyên gia Kavli IPMU, những hố đen nguyên thủy đó (PBH) có thể là nguồn gốc cho toàn bộ hoặc ít nhất là một phần nào đó của vật chất tối, cũng như tạo tiền đề cho sự ra đời của các siêu hố đen khổng lồ ở trung tâm dải ngân hà và các thiên hà khác.

Vào buổi khởi đầu cho mọi thứ, vũ trụ vô cùng nóng và đặc, tạo điều kiện cho vô số PBH hình thành. Không giống như các hố đen mà chúng ta quan sát được trong vũ trụ hiện đại, các PBH khi đó không trỗi dậy từ xác một ngôi sao đổ sụp, vì thế chúng có kích thước hết sức đa dạng, không loại trừ các PBH siêu nhỏ.

Chuyên gia Kusenko còn cho rằng các PBH có lẽ là những bong bóng chứa những vũ trụ nhỏ xíu, không hề có vật chất, đã bắt đầu tượng hình nhưng cuối cùng không thể hình thành vì vũ trụ của chúng ta phát triển và nở rộng với tốc độ vũ bão.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vat-the-nao-ngoai-vu-tru-khien-con-nguoi-khong-quan-sat-duoc-ho-den-1496673.html