Vây cánh tình báo nước ngoài đem lợi gì về cho quân đội Mỹ?

Nhờ vào các lực lượng tình báo tự tay xây dựng hoặc hợp tác thân thiết ở khắp quốc gia mà quân đội Mỹ có được vô vàn lợi thế trong việc quan sát, nắm các thông tin 'hiểm' ở mọi ngóc ngách trên thế giới.

Đầu tiên phải kể đến lực lượng tình báo quân đội của Anh và các lực lượng đặc nhiệm như SAS hay SBS. Đây là các tổ chức tình báo Anh có mối quan hệ lâu đời và rất mật thiết với Mỹ và hai quốc gia này cũng đã chia sẻ thông tin tình báo với nhau từ Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay. Nguồn ảnh: BI.

Ngày nay, các hoạt động của lực lượng tình báo Anh thường chỉ gói gọn trong việc đảm bảo anh ninh quốc gia, chống khủng bố, chống phá hoại từ nước ngoài. Nguồn ảnh: BI.

Không thể không kể đến lực lượng tình báo Israel. Khi mà cả đất nước Israel được dựng lên nhờ phần lớn vào công của người Mỹ thì việc lực lượng tình báo của nước này chia sẻ thông tin với phía Mỹ cũng rõ ràng không có gì là khó hiểu. Nguồn ảnh: BI.

Các thông tin tình báo thường được Israel chia sẻ với Mỹ bao gồm việc nước này sử dụng các công nghệ tinh vi để định vị từ máy bay không người lái hoặc thậm chí từ vệ tinh và xác định ra chính xác vị trí của các thiết bị nổ tự chế do IS chế tạo ra. Nguồn ảnh: BI.

Thân thiết với Mỹ hơn cả lực lượng tình báo Anh và có mối quan hệ "ngang hàng" với Mỹ suốt từ khi quốc gia này chưa thành lập tới nay là lực lượng tình báo Pháp. Tuy nhiên thông tin tình báo được Pháp chia sẻ với Mỹ trước đây lại chủ yếu là các thông tin liên quan tới châu Phi - một nơi mà Pháp đã có sự dính líu từ nhiều thế kỷ nay. Nguồn ảnh: BI.

Năm ngoái, Pháp bắt đầu triển khai các lực lượng tình báo của mình một cách "danh chính ngôn thuận" tới Syria và chính thức tham gia vào cuộc chiến tình báo chống IS cùng các đồng minh của mình tại đây. Nguồn ảnh: BI.

Một lực lượng tình báo khác được chính tay Mỹ dựng lên đó là tình báo Đức. Các thông tin tình báo chiến trường được Đức chia sẻ với Mỹ thường xuyên và đổi lại, Washington cũng cung cấp cho Đức những cảnh báo kịp thời như trong vụ Thủ tướng Đức bị Nga nghe lén điện thoại mà Berlin không hề hay biết trước đây. Nguồn ảnh: BI.

Trong một vài năm trở lại đây, quân đội Đức đang ngày càng tỏ ra yếu kém. Tuy nhiên mạng lưới tình báo quân đội được nước này giăng khắp châu Âu từ thời Chiến tranh Lạnh tới nay dường như vẫn hoạt động tốt, ít bị lật tẩy. Nguồn ảnh: BI.

Một trong những lực lượng đặc biệt khác mà Mỹ chia sẻ thông tin tình báo, thậm chí hợp tác chung trong các chiến dịch chống khủng bố đó chình là lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Iraq - một lực lượng mới, còn non trẻ được ra đời từ khi Mỹ lật đổ chế độ độc tài tại quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.

Tình báo Iraq cùng lực lượng chống khủng bố của nước này chính thức được thành lập từ năm 2003. Kể từ đó tới nay, lực lượng này luôn là một trong những đơn vị hoạt động hợp tác tích cực với Mỹ nhất thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Cuối cùng là Afghanistan - một quốc gia giống với Iraq khi có nền tảng của lực lượng tình báo và các lực lượng chống khủng bố vốn dĩ được dựng lên, đào tạo và hỗ trợ hoàn toàn bởi Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Trong tương lai, để hoạt động hiệu quả hơn khi Mỹ đã rút khỏi quốc gia này, Afghanistan thậm chí còn muốn tăng quân số của các lực lượng chống khủng bố và tình báo của nước này lên gấp đôi trong thời hạn từ nay tới năm 2020. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Lực lượng đặc nhiệm Nga tập trận cực khủng ở Địa Trung Hải.

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vay-canh-tinh-bao-nuoc-ngoai-dem-loi-gi-ve-cho-quan-doi-my-1301273.html