Vén màn bí ẩn phát minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc

Thuốc súng là một trong những phát minh quan trọng và nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu, sáng chế này được ra đời một cách tình cờ khi người xưa đi tìm phương thuốc trường sinh bất tử.

Lịch sử ra đời thuốc súng bắt nguồn bằng việc người Trung Quốc thời xưa khao khát đi tìm phương thuốc trường sinh bất tử nhằm dâng lên hoàng đế.

Lịch sử ra đời thuốc súng bắt nguồn bằng việc người Trung Quốc thời xưa khao khát đi tìm phương thuốc trường sinh bất tử nhằm dâng lên hoàng đế.

Trong quá trình tìm tòi, pha chế các dược liệu, hóa chất… để tạo ra phương thuốc trường sinh bất tử, các nhà giả kim ở Trung Quốc hồi thế kỷ 9 vô tình tạo ra thuốc súng từ diêm tiêu và lưu huỳnh.

Khi ấy, thuốc súng được gọi là "thuốc lửa". Thành phần tạo nên thuốc súng khi ấy gồm: nitrat kali, than và lưu huỳnh.

Vào giai đoạn đầu, người Trung Quốc chưa tìm ra cách khiến "thuốc lửa" phát nổ.

Thay vào đó, họ chỉ biết "thuốc lửa" rất dễ cháy. Theo đó, quân đội sử dụng sáng chế này để tạo ra những mũi tên lửa hay thậm chí là súng phun lửa.

Về sau, các nhà giả kim tìm ra tỷ lệ phù hợp của các thành phần để tạo ra một vụ nổ nên phát minh này được sử dụng ngày càng nhiều.

Trong số này có việc thuốc súng được ứng dụng làm pháo hoa để xua đuổi ma quỷ và bom để bảo vệ, chống lại đội quân xâm lược Mông Cổ.

Từ giữa thế kỷ 11, triều đình nhà Tống quan ngại bí mật về công thức chế tạo thuốc súng sẽ bị các nước khác biết được. Do vậy, chính quyền cấm việc buôn bán thuốc súng cho người nước ngoài vào năm 1076.

Tuy nhiên, công thức bí mật tạo ra thuốc súng được mang ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc thông qua con đường tơ lụa đến Ấn Độ, châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới.

Kể từ khi ấy, thuốc súng được nhiều nước biết đến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quân sự và việc sản xuất pháo hoa.

Mời độc giả xem video: Phát hiện 1 kg thuốc nổ gài trong cây ATM tại tòa chung cư ở Quảng Ninh (nguồn: VTC14)

Tâm Anh (theo Thoughtco)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ven-man-bi-an-phat-minh-vi-dai-nhat-cua-nguoi-trung-quoc-1144934.html