Venezuela: Các lệnh trừng phạt dầu của Mỹ có hiệu lực khi khủng hoảng gia tăng

Bắt đầu từ chủ nhật (28/4), các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực với mục đích ngăn chặn huyết mạch kinh tế xuất khẩu dầu mỏ của Venezuela.

Washington hy vọng lệnh trừng phạt sẽ là một cú đánh lớn trong chiến dịch mới của mình nhằm lật đổ Tổng thống cánh tả Nicolas Maduro.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi Hoa Kỳ thi hành lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi Hoa Kỳ thi hành lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu

Kể từ 12:01 giờ Washington (0401 GMT), Hoa Kỳ sẽ có hành động chống lại bất kỳ ai giao dịch với Công ty dầu khí Venezuela (PDVSA), hoặc bất kỳ một tổ chức nào mà công ty này nắm giữ ít nhất 50% cổ phần.

Petróleos de Venezuela, S.A. (PDVSA) là công ty dầu khí tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước Venezuela. Nó có các hoạt động thăm dò, sản xuất, lọc và xuất khẩu dầu cũng như thăm dò và sản xuất khí đốt tự nhiên.

Đây là một trong những bước tiến của chính quyền của Tổng thống Donald Trump để lật đổ Maduro để dựng nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, người được hơn 50 quốc gia công nhận, hầu hết là các nước Mỹ Latinh.

Mới thứ Sáu, chính quyền Trump cho biết không muốn đàm phán với Maduro, một người truyền lửa xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế đang sụp đổ nhưng vẫn cố chịu đựng trong suốt ba tháng bị gây áp lực.

Trước khi xảy ra khủng hoảng, Venezuela đã xuất khẩu 500,00 thùng mỗi ngày sang Hoa Kỳ, khách hàng lớn nhất của họ, với sự hiện diện của PDVSA, thông qua quyền sở hữu chuỗi nhà máy lọc dầu và trạm xăng Citgo.

Hoa Kỳ đã chuyển Citgo sang đặt dưới sự kiểm soát của Guaido, người chỉ định hội đồng quản trị của riêng mình.

Hoa Kỳ đang cấm xuất khẩu bởi công ty dầu khí quốc doanh Venezuela PDVSA, có logo được gắn tại một trạm xăng ở Caracas

Mặc dù các lệnh trừng phạt có hiệu lực vào Chủ nhật, "thực tế là giao dịch dầu giữa Hoa Kỳ và Venezuela đã bị hạn chế hoàn toàn và giảm mạnh từ trước đó", Mariano de Alba, một chuyên gia luật quốc tế có trụ sở tại Washington.

Nhưng các lệnh trừng phạt vẫn sẽ có hiệu lực, với việc Washington tuyên bố sẽ thực thi chúng đối với bất kỳ công ty nước ngoài nào có tương tác ở Hoa Kỳ.

Kể từ Chủ nhật, "không có nghi ngờ gì về việc các hình phạt có hiệu lực và bất kỳ công ty nào cũng chịu rủi ro lớn hơn so với trước ngày này", de Alba nói.

Đất nước Ấn Độ đói năng lượng là khách hàng mua dầu lớn thứ ba của Venezuela trong năm 2017 sau Hoa Kỳ và Trung Quốc và cho đến gần đây là một nguồn tiền mặt lớn của Venezuela.

Nhưng các công ty Ấn Độ đã lùi bước trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến Trung Quốc và Nga trở thành những người ủng hộ kinh tế và chính trị của Maduro.

Các lệnh trừng phạt có hiệu lực khi mà thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có xu hướng cao hơn sau khi Hoa Kỳ cũng yêu cầu tất cả các nước, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, ngừng mua dầu từ Iran.

Dầu là máu của nền kinh tế đang bị tê liệt Venezuela, chiếm 96% xuất khẩu.

Tuy nhiên, đất nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, với dự đoán rằng lạm phát có thể tăng vọt lên mức 10 triệu phần trăm trong năm nay.

Khoảng 2,5 người Venezuela kể từ năm 2015 đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng hóa và thuốc cơ bản, theo số liệu của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, vấn đề trước mắt đối với Venezuela không phải là xuất khẩu mà là nhập khẩu. Venezuela từng dựa vào 120.000 thùng dầu thô nhẹ mỗi ngày từ Hoa Kỳ để pha trộn với dầu nặng hơn. Nước này sẽ cần phải chuyển sang các nhà cung cấp khác để bán dầu thô của riêng mình, điều đó sẽ làm tăng chi phí sản xuất.

Công ty tư vấn Rapidan Energy Group có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết sản lượng của PDVSA có thể tạm thời giảm 200.000 thùng mỗi ngày.

Hoa Kỳ đã không lãng phí cơ hội để đổ lỗi cho Maduro và người tiền nhiệm quá cố Hugo Chavez vì tai ương kinh tế của Venezuela.

Elliott Abrams, đặc phái viên Hoa Kỳ dẫn đầu nỗ lực hất cẳng Maduro, hứa rằng "hàng chục tỷ đô la" sẽ chảy vào Venezuela để xây dựng lại nền kinh tế sau khi Maduro bị lật đổ.

"Sự phục hồi đó chỉ có thể bắt đầu khi có một chính phủ bao gồm đầy đủ đại diện cho tất cả người dân Venezuela", Abrams nói hôm thứ Năm.

Elliot Abrams, đặc phái viên Hoa Kỳ dẫn đầu chiến dịch lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, nói rằng nước này có thể phục hồi kinh tế nếu chính phủ thay đổi

Nhưng một nghiên cứu của hai nhà kinh tế học người Mỹ cánh tả, Mark Weisbrot và Jeffrey Sachs, cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng sẽ "gây tổn hại lớn" cho người dân Venezuela.

Kết quả của một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế công bố, cho thấy Venezuela ghi nhận hơn 40.000 ca tử vong trong giai đoạn 2017-2018 và họ đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt vì thiếu lương thực và thuốc men.

Sachs nói: "Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang cố tình nhằm phá hoại nền kinh tế và sự thịnh vượng của Venezuela . Đó là một chính sách vô ích, vô tâm, bất hợp pháp và thất bại, gây tổn hại nghiêm trọng cho người dân Venezuela."

Trâm Anh (theo AFP)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/the-gioi/tin-nhanh/venezuela-cac-lenh-trung-phat-dau-cua-my-co-hieu-luc-khi-khung-hoang-gia-tang-296542.html