Vespa Primavera S phiên bản đặc biệt 2019 với 2 màu mới'Bắt bệnh' Vespa cổ: các hư hỏng về bu-giPhiên bản đặc biệt Vespa Sprint Carbon 2019 chính thức ra mắtNhạc sĩ Quốc bảo – đi tìm một Sài Gòn im lặngĐấu giá tác phẩm hội họa Vespa Primavera gây quỹ từ t

Ngày 24/9, Piaggio Việt Nam đã chính thức giới thiệu mẫu Vespa Primavera S phiên bản đặc biệt 2019 nhấn mạnh tính thể thao và cá tính cho xe.Dân đi Vespa vẫn hay có câu: 'Thứ nhất là tại bu-gi, thứ 2 là tại cái gì bên trong'. Vậy làm thế nào khi bu-gi của Vespa bị hỏng?Vừa qua, Piaggio Việt Nam đã chính thức giới thiệu phiên bản đặc biệt Vespa Sprint Carbon 2019 với 2 màu trắng và đen được lấy cảm hứng thiết kế từ những ý tưởng mang đến vẻ đẹp hiện đại, thể thao và năng động của giới trẻ.

Vespa Primavera S phiên bản đặc biệt sở hữu 2 màu xe hoàn toàn mới là cam hoàng hôn (Orange Tramonto) và xám cá tính (Grey Stile). Các điểm nhấn có thể kể tới như cà vạt trước màu xám đen với hốc còi sắc cam; viền xe, vành bánh, mào chắn bùn, đèn hậu, đèn trước đều màu xám đen, yên xe đen với đường chỉ nổi màu cam.

Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 phiên bản màu là bộ tem thể thao chạy dọc thân xe: phiên bản cam sở hữu dải màu xám trắng, trong khi phiên bản xám sở hữu bộ tem cam xám. Xe vẫn được trang bị khối động cơ iGet phun xăng điện tử tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, khí thải và tiếng ồn. Đèn LED trước sau cùng dải đèn LED chạy ban ngày với phanh ABS, cổng sạc USB…

Giá bán lẻ (gồm VAT) với phiên bản Vespa Primavera S đặc biệt 2019 vẫn không thay đổi là 76,5 triệu đồng.

Tin: PV

“Bắt bệnh” Vespa cổ: các hư hỏng về bu-gi

Tin Tức

Chia sẻ

Không tự nhiên mà những kẻ chơi Vespa cổ lại nói như thế khi chiếc xe của mình đột nhiên không nổ được máy. Dù đã nghiêng xe, đã đạp nhồi, đã đổ mồ hôi giữa trời lạnh giá đạp lấy đạp để mà xe vẫn không chịu nổ. Trong khuôn khổ bài viết này, Đẹp sẽ đề cập đến các vấn đề hỏng hóc liên quan đến bu-gi.

Tổng quát về bu-gi

Bu-gi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt để đốt cháy hỗn hợp không khí-xăng từ chế hòa khí (bình xăng con) được nạp vào xi-lanh. Môi trường làm việc khắc nghiệt với nhiệt độ có thể lên tới 2.500 độ C, hoạt động trong thời gian dài và tất nhiên tình trạng bu-gi sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ.

Hiện nay có khá nhiều loại bu-gi, có loại chân ngắn, chân dài, loại 1 chấu, 2 chấu, hay 4 chấu. Theo khuyến cáo của một số lão làng đi Vespa cổ thì nên dùng loại bu-gi platinium 1 chấu của các hãng như Bosch, NGK hay Denso. Do đó, điều tiên quyết là bạn phải chọn được cho mình một chiếc bu-gi phù hợp với xe. Hơn nữa, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ bu-gi cũng rất quan trọng, thông thường sau khoảng 5.000km chạy xe thì nên bảo dưỡng.

Cách lắp và tháo bugi

Nếu một lúc nào đó chiếc xe của bạn bỗng nhiên lăn đùng ra không nổ được, kiểm tra xăng vẫn đầy, vẫn xuống chế, kiểm tra các công tắc, dây nối cuộn điện vẫn không đứt thì nguyên nhân có thể là do bu-gi. Bạn tháo đầu tẩu của bu-gi ra, sau đó để cách đầu điện bu-gi chừng 0,3cm và đạp nổ, nếu vẫn có điện đánh sang cực thì có nghĩa là điện của bạn tốt, lúc này cần mở bu-gi ra để kiểm tra.

Việc tháo lắp bu-gi không đúng cách có thể làm hỏng ren bu-gi hoặc ren ở đầu xi-lanh. Khi lắp, bạn phải vặn bu-gi vào lỗ ren bằng tay cho tới khi lồng-đèn đệm trên thân chạm vào mặt của lỗ ren trên xi lanh, sau đó siết chặt bu-gi với lực vừa phải (thường với bu-gi mới sau khi đã siết chặt bằng tay thì siết thêm ½ vòng, bu-gi cũ là ¼ vòng). Khi tháo bu-gi cần lựa chọn tuýp lục giác đúng khít với các cạnh trên thân nếu không sẽ xẩy ra hiện tượng trượt và làm hỏng lục giác này. Không để tuýp bu-gi lệch nghiêng so với thân, điều này có thể làm gãy ren hoặc điện cực.

Nhìn bu-gi đoán bệnh

Khi tháo bu-gi ra, chúng ta cần quan sát hết một lượt xem đầu điện cực có bị gãy, chỗ sứ cách điện có bị nứt hay sứt mẻ gì không. Sau đó tiến hành nhìn đầu bu-gi để đoán bệnh của xe.

Bu-gi có màu vàng nâu hay đỏ gạch: Bu-gi có màu này chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí – nhiên liệu đúng tiêu chuẩn.

Bu-gi có màu đen và khô: Màu đen do các muội than bám lên đầu điện cực, nếu bu-gi có màu này thì chứng tỏ chế hòa khí chưa chuẩn tỷ lệ nhiên liệu – không khí dẫn đến tình trạng đốt không hết nhiên liệu (nghĩa là thừa xăng hoặc nhớt và thiếu gió). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là: điện cấp cho bu-gi bị yếu, ma vít bị rỗ, bu-gi sai tiêu chuẩn, chế hòa khí chỉnh chưa chuẩn bị thừa xăng thiếu gió, lọc gió bị bẩn, áp lực nén buồng đốt thấp (hở xéc-măng).

Bu-gi có màu đen và ướt: Đây là hiện tượng thừa xăng hoặc điện bị yếu, cũng có nguyên nhân khác làm nên hiện tượng này là nhớt từ buồng máy bị rò rỉ qua phớt và chảy vào buồng đốt (nhớt 4T). Khắc phục hiện tượng này bằng cách căn chỉnh lại xăng gió ở chế hòa khí, kiểm tra điện xem có bị chạm mát hoặc cuộn điện có vấn đề gây nên lửa yếu. Cũng có thể do hai đầu điện cực bu-gi sát nhau hoặc sứ cách điện không tốt gây đánh điện không mạnh.

Bu-gi có màu trắng xám: Hiện tượng này có thể do việc thiếu xăng hoặc nhớt làm nhiệt độ buồng đốt quá mức cho phép, hoặc bị thừa quá nhiều không khí. Khắc phục hiện tượng này bằng cách chỉnh lại vít xăng gió trên chế hòa khí.

Bu-gi bị mòn cực tâm: Hiện tượng này có thể do bu-gi có khoảng nhiệt không phù hợp, tỷ lệ xăng – gió chưa chuẩn, quạt gió không đủ làm mát động cơ hoặc thiếu nhớt bôi trơn.

Bu-gi có khoảng đánh lửa lớn hoặc nhỏ: Do quá trình hoạt động lâu ngày, khoảng đánh lửa bu-gi có thể lớn gây nên điện yếu hoặc hỏng mô-bin sườn, nếu khe lửa hẹp thì tia lửa không đủ lớn để đốt cháy hỗn hợp, xe không bốc và tốn xăng. Do đó cần căn chỉnh lại khe lửa cho phù hợp, thông thường khoảng cách giữa 2 điện cực (khe lửa) từ 0,7mm – 0,9mm.

Trường hợp đầu đánh lửa quá mòn, sứ cách điện bị nứt, vỡ hay mẻ thì cần phải thay bu-gi mới.

Thử bu-gi

Sau khi đã kiểm tra kỹ tình trạng bu-gi, tiến hành đánh sạch nếu bị bẩn hoặc thay bu-gi mới nếu cần thiết. Tiếp theo cần thử bu-gi xem tình trạng đánh điện. Cắm đầu cực từ mo-bin và đầu bu-gi, kề vỏ ngoài bu-gi vào thân máy, đạp cần khởi động rồi quan sát tia lửa. Tia lửa phải đánh mạnh, tập trung vào giữa hai cực. Nếu lửa nhỏ, phóng ra phía xung quanh chứng tỏ bu-gi yếu (hoặc sứ cách điện hỏng) và phải thay thế.

Sau khi đã căn chỉnh lại xăng gió, khắc phục các hiện tượng ảnh hưởng tới bu-gi thì lắp bu-gi theo hướng dẫn ở trên, đạp nổ, lắng nghe tiếng máy, để nổ dạng garanti một lúc, sau đó mở bu-gi ra lần nữa để kiểm tra xem đã chỉnh đúng các thông số nhiên liệu, điện, không khí.

Phiên bản đặc biệt Vespa Sprint Carbon 2019 chính thức ra mắt

Tin Tức

Chia sẻ

Thiết kế yên đơn đặc trưng của Sprint Carbon 2019 lấy từ yên đơn phổ biến trên các dòng naked phân khối lớn, xe đua thể thao, các dòng phân khối lớn cổ điển, đây cũng là điểm nhấn lớn nhất trên phiên bản này.

Sprint Carbon 2019 được thiết kế với các điểm nhấn mới như cà vạt họa tiết carbon màu xám cùng hốc còi tông đỏ, yên xe đơn thể thao màu xám với họa tiết carbon và đường cắt viền đỏ, viền mặt đồng hồ họa tiết carbon xám, logo xám họa tiết Carbon và cờ Ý, viền xe và viền đèn trước sơn xám, bộ tem thể thao với họa tiết cờ Ý chạy dọc thân xe, vành bánh xe sơn đen kết hợp tem đỏ thể thao.

Sprint Carbon 2019 được nâng cấp với hệ thống đèn LED cho cả phía trước và sau. Phía trước được trang bị đèn pha LED hình chữ nhật đặc trưng của dòng xe Sprint. Xe sử dụng động cơ i-Get, chống bó cứng phanh ABS cho bánh trước, cổng sạc USB tiện lợi…

Mức giá bán công bố của Vespa Sprint Carbon 2019 là 78,5 triệu VNĐ.

Nhạc sĩ Quốc bảo – đi tìm một Sài Gòn im lặng

Tin Tức

Chia sẻ

Muốn có một Sài Gòn im lặng theo nghĩa chung nhất của từ này, e rằng không có. Chỉ có thể tạo được niềm im lặng nội tâm để sống trong lòng một thành phố quá nhiều chao động, quá nhiều dạt dào, quá nhiều chuyển biến này.

Khi viết những bản nhạc thiền cho dự án nhạc chuông “Âm quyển của lắng im” (Quiet Soundscapes, 2008-2009), tôi định đến một nơi nào xa xa, vắng vẻ, kiểu diện bích tu tập, mới mong yên lắng thực sự từ ngoại giới đến nội tâm. Nhưng rốt cuộc vì những lý do khách quan bất ngờ, tôi chẳng đi đâu được cả. Vẫn phải bám trụ Sài Gòn. Vậy là tôi phải đi tìm những nơi chốn, những khoảng thời gian nào trong ngày trong tháng ít có tiếng ồn nhất, yên tĩnh một cách tương đối nhất, để soạn nhạc. Dễ dàng thì vẫn là chụp một tai nghe loại bịt kín để ngăn tiếng động bên ngoài, ngồi đâu cũng được, mở máy tính mà viết. Nhưng cách đó công nghệ quá, nó không gây cảm hứng, nó máy móc. Tôi ưa viết nhạc trên giấy bằng bút mực hơn. Tôi cứ đi loanh quanh và tìm.

Im lặng là thứ có thể chọn lựa và chủ động tạo ra, dù ở một nơi chốn phản-im-lặng như Sài Gòn.

Ai tìm, sẽ thấy.

Và tôi đến Illy Cafe 31 Ngô Đức Kế (nay là tiệm đồ uống nhanh Phúc Long). Tôi ngồi trên gác trông ra khoảng phố nắng qua ô cửa sổ kính lớn, nhìn xuống những đầu người lô nhô. Xe máy xếp ngay ngắn. Cà phê đặc biệt ngon và tôi có thể yêu cầu tắt nhạc trên gác khi cần yên tĩnh. Phục vụ ở hết dưới nhà, không ai làm phiền. Ghế sofa êm ái, bàn kê ngay ngắn, ngồi bao lâu (thường là từ đầu giờ chiều đến tối muộn) cũng không thấy mệt. “Âm quyển của lắng im” một phần lớn sinh ra ở đó.

Và tôi đến Illy Cafe số 11-13 Công trường Lam Sơn (nay đã đổi tên thành Centro Cafe, hiện đại và ồn ã hơn). Nơi này cùng chủ với Illy tôi vừa nhắc, mở trước, một kiểu bistro thì đúng hơn vì có nhiều bánh trái, thức ăn. Tôi ăn sáng ở đó, có khi ăn bữa trưa, để tập trung viết. Ở đó hay mở nhạc nhưng khi tôi vào, phục vụ tự động biết ý tắt nhạc. Có khi chủ quán còn mời pizza, xì gà.

Và tôi đến I-Box 135 Hai Bà Trưng. Đó là một quán sang nhưng đầy bóng tối, ngồi không quen dễ buồn ngủ. Nhưng vì quen thân, tôi hay được nhường bàn riêng, có thể thắp thêm đèn ở chỗ ngồi, bàn ghế thì rộng mênh mông, tha hồ bày biện giấy bút. Đó là chỗ tôi hay ngồi khoảng ba giờ chiều, giờ mà những công chức văn phòng chưa ghé đến, giờ các đôi tình nhân còn bận việc, I-Box vắng và tôi có thể được yên tĩnh trong mấy giờ đồng hồ.

Và tôi đến ngồi nơi con hẻm nhỏ Lý Thái Tổ, xung quanh vây kín những người lao động, quán cà phê Cô Tư. Nơi đây bội thực tiếng ồn nhưng lạ thay, đối với tôi sự ồn ã của tiếng nói những người lao động chân tay, thậm chí chửi thề không hề ảnh hưởng đến mạch suy tư âm nhạc của tôi. Tôi vẫn cảm thấy yên tĩnh, sự yên tĩnh lạ kỳ khó lý giải, yên trong lòng, trong tâm, những nốt nhạc tràn ra từ óc não xuống thẳng ngón tay. Những người ngồi ghế đẩu chân thấp chân cao kế bên có tò mò nhìn ngó, tôi cũng không khó chịu. Và cà phê có ngon mấy đâu – rất đắng, chát, và mau nguội. Vậy mà tôi thích.

Và tôi vào Chợ Lớn, cuối đường Trần Hưng Đạo B chỗ giáp ranh quận 6, nơi có những quán nhỏ bán bạc sỉu, phé nại của người Hoa Quảng Đông, cà phê pha vợt lưới. Tôi chọn chỗ ngồi dựa lưng vào tường, ngó mông lung ra phố, một Hong Kong thu nhỏ bề bộn cũ kỹ, những tiếng nói tôi không hiểu, những giọng điệu lạ lẫm, tất cả làm thành một cách thế im lặng mà tôi có thể cảm thấy yên bình trong ấy.

Im lặng, vậy thì chẳng phải triệt tiêu những tiếng động. Im lặng là khi đầu óc tâm can mình lắng xuống, rỗng không, những tiếng động bên ngoài chảy vào chỗ rỗng không ấy rồi lại chảy đi, chúng chỉ mượn đầu óc ta làm lối đi, chúng không thẩm thấu chút nào, ta chẳng phải nhọc lòng lọc lựa gạn hớt những tiếng ồn vô lối, ta chẳng cần làm sạch tâm não. Muốn có một Sài thành im lặng theo nghĩa chung nhất của từ này, e rằng không có. Chỉ có thể tạo được niềm im lặng nội tâm để sống trong lòng một thành phố quá nhiều chao động, quá nhiều dạt dào, quá nhiều chuyển biến này. Sài Gòn như một bản tổng phổ phức điệu chẳng có dấu lặng, bè này chưa im, tiếng bè khác đã cất lời.

Còn những ngày khi soạn nhạc cho dự án lớn thứ hai trong đời, nhạc kịch “Chử Đồng Tử” (dự án đầu là thanh xướng kịch “Lụa”), tôi lui tới ngồi ở Fix Republic mỗi ngày, ban sáng khi quán chưa kịp dọn bàn, và chiều xế lúc tương đối vắng khách. Đó là một quán nhỏ có trồng hoa leo nằm cuối một block phố đặc biệt yên tĩnh nơi con đường cũng yên tĩnh lạ lùng, đường Ngô Thời Nhiệm. Block phố này có nhà bác Oanh, người bác họ, chị kết nghĩa của mẹ tôi, bác đã mất và nhà đã bán cho nhạc sĩ Quốc Dũng. Fix nằm sát vách nhà anh Dũng chị Yến, mở cửa hơn một năm, chỗ tụ hội của các bạn trẻ underground thích hút tẩu, chơi xe Vespa cổ, chơi máy ảnh phim, đi giày Converse, đeo khuyên tai, chơi đồng hồ lính, và coi nhau như cùng gia đình. Như anh em ruột thịt. Hơi khác đời theo kiểu dễ thương. Vào quán là phải chào hết lượt. Ngồi đâu cũng được, sát cánh vẫn không làm phiền nhau. Vạn bất đắc dĩ khi có những người khách vãng lai chưa hiểu “policy” của quán vào nói to, bật nhạc trong điện thoại ồn ã, thì ta chụp headphone vào là yên. Ở đó, tôi có thể nhồi hai tẩu thuốc để viết hai mươi trang nhạc. Uống hai ly cà phê pha đậm, một bình thủy tinh đựng trà to như bình nuôi cá vàng. Thỉnh thoảng ngẩng mặt cười chào các bạn trẻ. Thỉnh thoảng bước lui bước tới nói năm điều ba chuyện với những người ngày nào cũng gặp. Đó là nơi có những tiếng-ồn-im-lặng.

Ai tìm sẽ thấy. Im lặng là thứ có thể chọn lựa và chủ động tạo ra, dù ở một nơi chốn phản-im-lặng như Sài Gòn.

Bài: Quốc Bảo
(Bài đăng trên Tạp chí Đẹp số tháng 4/2015)

Đấu giá tác phẩm hội họa Vespa Primavera gây quỹ từ thiện “Thắp sáng nụ cười”

Tin Tức

Chia sẻ

Vừa qua, Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile Vietnam) đã tổ chức buổi đấu giá từ thiện gây quỹ “Thắp sáng nụ cười” lần thứ 29 tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức với mục đích gây quỹ cho các chương trình khám và điều trị miễn phí cho các trẻ em bị dị tật môi, hàm ếch tại Việt Nam.

Đã có hơn 250 khách mời đến tham dự sự kiện và đấu giá các sản phẩm, chiếc Vespa Primavera sau khi được trang điểm bởi họa sĩ Trần Gia Tùng đã được đấu giá đạt 10.000 USD. Họa sĩ Trần Gia Tùng chấp họa cho chiếc Vespa này như là một trải nghiệm về bề mặt chất liệu cho hội họa chứ không theo lối của nhà thiết kế xe hay sự tô điểm đơn thuần theo kiểu dáng công nghiệp.

Với ý tưởng cuộc “hợp duyên” của phương Đông – phương Tây tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc bản tham gia đấu giá từ thiện. Năm 2016 với tác phẩm Vespa cẩn trứng được tạo nên từ bàn tay tài ba của những người thợ sơn mài Việt. Tháng 5 năm 2018 với tác phấm Vespa chấp họa bởi họa sỹ Lê Kinh Tài, và tháng 12 năm 2018 với tác phẩm Vespa chấp họa bởi họa sỹ Trần Gia Tùng. Tính riêng ba tác phẩm nghệ thuật Vespa đã chung sức giúp đỡ cho khoảng 152 nụ cười trẻ em nhận được khám sàng lọc và điều trị miễn phí, giúp các em thay đổi cuộc đời mãi mãi.

Dạ tiệc “Thắp sáng nụ cười” lần thứ 29 này nhận được sự hỗ trợ từ các họa sĩ danh tiếng như Trần Gia Tùng, Nguyễn Văn Cường, Trần Công Dũng, Hoàng Đức Dũng, Nguyễn Văn Đức, Doãn Hoàng Kiên, Nguyễn Đoan Ninh, Lưu Bảo Trung, và Hoàng Duy Vàng cùng với các vật phẩm từ các cá nhân và công ty, tập đoàn như ông Minh Đỗ, Piaggio Vietnam, Lalique, OHMNILABS, Turkish Airlines và Red Apron Fine Wines & Spirits. Operation Smile trân trọng thông báo đã có khoảng 250 nụ cười sẽ đem đến cho các trẻ em bị dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Việt Nam.

Tổ chức Phẫu thuật nụ cười là tổ chức phi chính phủ một tổ chức thiện nguyện hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế và sức khỏe cho người dân Việt Nam. Operation Smile đã khám, điều trị và phẫu thuật mang lại nụ cười tươi sáng cho hơn 44.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt sau gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Hàng năm, Operation Smile tổ chức hơn 30 chương trình khám sàng lọc và điều trị miễn phí đem lại nụ cười cho hơn 2.000 bệnh nhân khắp cả nước. Ngoài ra, Operation Smile còn tổ chức các chương trình đào tạo dành cho các chuyên gia y tế địa phương nhằm nâng cao năng lực và cải hiện hệ thống y tế cũng như thực hiện cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra dị tật khe hàm mặt.

Bộ đôi “quyền lực bóng đêm” Vespa Sprint Notte và GTS Notte

Tin Tức

Chia sẻ

Ngày 1/11, Piaggio Việt Nam chính thức ra mắt bộ đôi phiên bản đặc biệt Vespa Sprint Notte và GTS Notte (Notte trong tiếng ý nghĩa là “bóng đêm”) với các lựa chọn về động cơ 125cc trên chiếc Sprint, 150cc và 300cc trên mẫu GTS.

Lấy cảm hứng từ sức mạnh quyền lực của bóng đêm huyền bí, bộ đôi phiên bản đặc biệt được thiết kế hoàn toàn là sắc đen tuyền. Nó là sự kết hợp của màu đen nhám trên thân xe với các chi tiết đen bóng trên kính chiếu hậu, viền đèn trước nẹp viền khung xe, “cà vạt” trước đen nhám cùng viền hốc còi, vành xe, ốp ống xả, gác chân cho người ngồi sau.

Tay dắt sau cũng sơn bóng với yên xe có đường vân nổi, logo “Notte” nổi bật gắn trên cốp trước, đèn pha LED 2 tầng, đèn LED phía sau (trên mẫu Sprint).

Vespa Sprint Notte 125cc được trang bị động cơ iGet, phun xăng điện tử, 3 van. Bản GTS Notte 150cc là động cơ iGet 4 van mới, chế độ dừng tạm thời “start & stop”, mô tơ đề được thay thế bằng cụm máy phát điện/mô tơ không tiếp xúc gắn trực tiếp trên động cơ giúp khởi động máy êm ái hơn, giảm trọng lượng và tiết kiệm nhiên liệu.

Vespa GTS Notte 300cc sở hữu động cơ Quasar phun xăng điện tử, xi lanh đơn 4 thì, 4 van, làm mát bằng dung dịch.

Không tự nhiên mà những kẻ chơi Vespa cổ lại nói như thế khi chiếc xe của mình đột nhiên không nổ được máy. Dù đã nghiêng xe, đã đạp nhồi, đã đổ mồ hôi giữa trời lạnh giá đạp lấy đạp để mà xe vẫn không chịu nổ. Trong khuôn khổ bài viết này, Đẹp sẽ đề cập đến các vấn đề hỏng hóc liên quan đến bu-gi.

Tổng quát về bu-gi

Bu-gi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt để đốt cháy hỗn hợp không khí-xăng từ chế hòa khí (bình xăng con) được nạp vào xi-lanh. Môi trường làm việc khắc nghiệt với nhiệt độ có thể lên tới 2.500 độ C, hoạt động trong thời gian dài và tất nhiên tình trạng bu-gi sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ.

Hiện nay có khá nhiều loại bu-gi, có loại chân ngắn, chân dài, loại 1 chấu, 2 chấu, hay 4 chấu. Theo khuyến cáo của một số lão làng đi Vespa cổ thì nên dùng loại bu-gi platinium 1 chấu của các hãng như Bosch, NGK hay Denso. Do đó, điều tiên quyết là bạn phải chọn được cho mình một chiếc bu-gi phù hợp với xe. Hơn nữa, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ bu-gi cũng rất quan trọng, thông thường sau khoảng 5.000km chạy xe thì nên bảo dưỡng.

Cách lắp và tháo bugi

Nếu một lúc nào đó chiếc xe của bạn bỗng nhiên lăn đùng ra không nổ được, kiểm tra xăng vẫn đầy, vẫn xuống chế, kiểm tra các công tắc, dây nối cuộn điện vẫn không đứt thì nguyên nhân có thể là do bu-gi. Bạn tháo đầu tẩu của bu-gi ra, sau đó để cách đầu điện bu-gi chừng 0,3cm và đạp nổ, nếu vẫn có điện đánh sang cực thì có nghĩa là điện của bạn tốt, lúc này cần mở bu-gi ra để kiểm tra.

Việc tháo lắp bu-gi không đúng cách có thể làm hỏng ren bu-gi hoặc ren ở đầu xi-lanh. Khi lắp, bạn phải vặn bu-gi vào lỗ ren bằng tay cho tới khi lồng-đèn đệm trên thân chạm vào mặt của lỗ ren trên xi lanh, sau đó siết chặt bu-gi với lực vừa phải (thường với bu-gi mới sau khi đã siết chặt bằng tay thì siết thêm ½ vòng, bu-gi cũ là ¼ vòng). Khi tháo bu-gi cần lựa chọn tuýp lục giác đúng khít với các cạnh trên thân nếu không sẽ xẩy ra hiện tượng trượt và làm hỏng lục giác này. Không để tuýp bu-gi lệch nghiêng so với thân, điều này có thể làm gãy ren hoặc điện cực.

Nhìn bu-gi đoán bệnh

Khi tháo bu-gi ra, chúng ta cần quan sát hết một lượt xem đầu điện cực có bị gãy, chỗ sứ cách điện có bị nứt hay sứt mẻ gì không. Sau đó tiến hành nhìn đầu bu-gi để đoán bệnh của xe.

Bu-gi có màu vàng nâu hay đỏ gạch: Bu-gi có màu này chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường, tỷ lệ không khí – nhiên liệu đúng tiêu chuẩn.

Bu-gi có màu đen và khô: Màu đen do các muội than bám lên đầu điện cực, nếu bu-gi có màu này thì chứng tỏ chế hòa khí chưa chuẩn tỷ lệ nhiên liệu – không khí dẫn đến tình trạng đốt không hết nhiên liệu (nghĩa là thừa xăng hoặc nhớt và thiếu gió). Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là: điện cấp cho bu-gi bị yếu, ma vít bị rỗ, bu-gi sai tiêu chuẩn, chế hòa khí chỉnh chưa chuẩn bị thừa xăng thiếu gió, lọc gió bị bẩn, áp lực nén buồng đốt thấp (hở xéc-măng).

Bu-gi có màu đen và ướt: Đây là hiện tượng thừa xăng hoặc điện bị yếu, cũng có nguyên nhân khác làm nên hiện tượng này là nhớt từ buồng máy bị rò rỉ qua phớt và chảy vào buồng đốt (nhớt 4T). Khắc phục hiện tượng này bằng cách căn chỉnh lại xăng gió ở chế hòa khí, kiểm tra điện xem có bị chạm mát hoặc cuộn điện có vấn đề gây nên lửa yếu. Cũng có thể do hai đầu điện cực bu-gi sát nhau hoặc sứ cách điện không tốt gây đánh điện không mạnh.

Bu-gi có màu trắng xám: Hiện tượng này có thể do việc thiếu xăng hoặc nhớt làm nhiệt độ buồng đốt quá mức cho phép, hoặc bị thừa quá nhiều không khí. Khắc phục hiện tượng này bằng cách chỉnh lại vít xăng gió trên chế hòa khí.

Bu-gi bị mòn cực tâm: Hiện tượng này có thể do bu-gi có khoảng nhiệt không phù hợp, tỷ lệ xăng – gió chưa chuẩn, quạt gió không đủ làm mát động cơ hoặc thiếu nhớt bôi trơn.

Bu-gi có khoảng đánh lửa lớn hoặc nhỏ: Do quá trình hoạt động lâu ngày, khoảng đánh lửa bu-gi có thể lớn gây nên điện yếu hoặc hỏng mô-bin sườn, nếu khe lửa hẹp thì tia lửa không đủ lớn để đốt cháy hỗn hợp, xe không bốc và tốn xăng. Do đó cần căn chỉnh lại khe lửa cho phù hợp, thông thường khoảng cách giữa 2 điện cực (khe lửa) từ 0,7mm – 0,9mm.

Trường hợp đầu đánh lửa quá mòn, sứ cách điện bị nứt, vỡ hay mẻ thì cần phải thay bu-gi mới.

Thử bu-gi

Sau khi đã kiểm tra kỹ tình trạng bu-gi, tiến hành đánh sạch nếu bị bẩn hoặc thay bu-gi mới nếu cần thiết. Tiếp theo cần thử bu-gi xem tình trạng đánh điện. Cắm đầu cực từ mo-bin và đầu bu-gi, kề vỏ ngoài bu-gi vào thân máy, đạp cần khởi động rồi quan sát tia lửa. Tia lửa phải đánh mạnh, tập trung vào giữa hai cực. Nếu lửa nhỏ, phóng ra phía xung quanh chứng tỏ bu-gi yếu (hoặc sứ cách điện hỏng) và phải thay thế.

Sau khi đã căn chỉnh lại xăng gió, khắc phục các hiện tượng ảnh hưởng tới bu-gi thì lắp bu-gi theo hướng dẫn ở trên, đạp nổ, lắng nghe tiếng máy, để nổ dạng garanti một lúc, sau đó mở bu-gi ra lần nữa để kiểm tra xem đã chỉnh đúng các thông số nhiên liệu, điện, không khí.

Thiết kế yên đơn đặc trưng của Sprint Carbon 2019 lấy từ yên đơn phổ biến trên các dòng naked phân khối lớn, xe đua thể thao, các dòng phân khối lớn cổ điển, đây cũng là điểm nhấn lớn nhất trên phiên bản này.

Sprint Carbon 2019 được thiết kế với các điểm nhấn mới như cà vạt họa tiết carbon màu xám cùng hốc còi tông đỏ, yên xe đơn thể thao màu xám với họa tiết carbon và đường cắt viền đỏ, viền mặt đồng hồ họa tiết carbon xám, logo xám họa tiết Carbon và cờ Ý, viền xe và viền đèn trước sơn xám, bộ tem thể thao với họa tiết cờ Ý chạy dọc thân xe, vành bánh xe sơn đen kết hợp tem đỏ thể thao.

Sprint Carbon 2019 được nâng cấp với hệ thống đèn LED cho cả phía trước và sau. Phía trước được trang bị đèn pha LED hình chữ nhật đặc trưng của dòng xe Sprint. Xe sử dụng động cơ i-Get, chống bó cứng phanh ABS cho bánh trước, cổng sạc USB tiện lợi…

Mức giá bán công bố của Vespa Sprint Carbon 2019 là 78,5 triệu VNĐ.

Muốn có một Sài Gòn im lặng theo nghĩa chung nhất của từ này, e rằng không có. Chỉ có thể tạo được niềm im lặng nội tâm để sống trong lòng một thành phố quá nhiều chao động, quá nhiều dạt dào, quá nhiều chuyển biến này.

Khi viết những bản nhạc thiền cho dự án nhạc chuông “Âm quyển của lắng im” (Quiet Soundscapes, 2008-2009), tôi định đến một nơi nào xa xa, vắng vẻ, kiểu diện bích tu tập, mới mong yên lắng thực sự từ ngoại giới đến nội tâm. Nhưng rốt cuộc vì những lý do khách quan bất ngờ, tôi chẳng đi đâu được cả. Vẫn phải bám trụ Sài Gòn. Vậy là tôi phải đi tìm những nơi chốn, những khoảng thời gian nào trong ngày trong tháng ít có tiếng ồn nhất, yên tĩnh một cách tương đối nhất, để soạn nhạc. Dễ dàng thì vẫn là chụp một tai nghe loại bịt kín để ngăn tiếng động bên ngoài, ngồi đâu cũng được, mở máy tính mà viết. Nhưng cách đó công nghệ quá, nó không gây cảm hứng, nó máy móc. Tôi ưa viết nhạc trên giấy bằng bút mực hơn. Tôi cứ đi loanh quanh và tìm.

Im lặng là thứ có thể chọn lựa và chủ động tạo ra, dù ở một nơi chốn phản-im-lặng như Sài Gòn.

Ai tìm, sẽ thấy.

Và tôi đến Illy Cafe 31 Ngô Đức Kế (nay là tiệm đồ uống nhanh Phúc Long). Tôi ngồi trên gác trông ra khoảng phố nắng qua ô cửa sổ kính lớn, nhìn xuống những đầu người lô nhô. Xe máy xếp ngay ngắn. Cà phê đặc biệt ngon và tôi có thể yêu cầu tắt nhạc trên gác khi cần yên tĩnh. Phục vụ ở hết dưới nhà, không ai làm phiền. Ghế sofa êm ái, bàn kê ngay ngắn, ngồi bao lâu (thường là từ đầu giờ chiều đến tối muộn) cũng không thấy mệt. “Âm quyển của lắng im” một phần lớn sinh ra ở đó.

Và tôi đến Illy Cafe số 11-13 Công trường Lam Sơn (nay đã đổi tên thành Centro Cafe, hiện đại và ồn ã hơn). Nơi này cùng chủ với Illy tôi vừa nhắc, mở trước, một kiểu bistro thì đúng hơn vì có nhiều bánh trái, thức ăn. Tôi ăn sáng ở đó, có khi ăn bữa trưa, để tập trung viết. Ở đó hay mở nhạc nhưng khi tôi vào, phục vụ tự động biết ý tắt nhạc. Có khi chủ quán còn mời pizza, xì gà.

Và tôi đến I-Box 135 Hai Bà Trưng. Đó là một quán sang nhưng đầy bóng tối, ngồi không quen dễ buồn ngủ. Nhưng vì quen thân, tôi hay được nhường bàn riêng, có thể thắp thêm đèn ở chỗ ngồi, bàn ghế thì rộng mênh mông, tha hồ bày biện giấy bút. Đó là chỗ tôi hay ngồi khoảng ba giờ chiều, giờ mà những công chức văn phòng chưa ghé đến, giờ các đôi tình nhân còn bận việc, I-Box vắng và tôi có thể được yên tĩnh trong mấy giờ đồng hồ.

Và tôi đến ngồi nơi con hẻm nhỏ Lý Thái Tổ, xung quanh vây kín những người lao động, quán cà phê Cô Tư. Nơi đây bội thực tiếng ồn nhưng lạ thay, đối với tôi sự ồn ã của tiếng nói những người lao động chân tay, thậm chí chửi thề không hề ảnh hưởng đến mạch suy tư âm nhạc của tôi. Tôi vẫn cảm thấy yên tĩnh, sự yên tĩnh lạ kỳ khó lý giải, yên trong lòng, trong tâm, những nốt nhạc tràn ra từ óc não xuống thẳng ngón tay. Những người ngồi ghế đẩu chân thấp chân cao kế bên có tò mò nhìn ngó, tôi cũng không khó chịu. Và cà phê có ngon mấy đâu – rất đắng, chát, và mau nguội. Vậy mà tôi thích.

Và tôi vào Chợ Lớn, cuối đường Trần Hưng Đạo B chỗ giáp ranh quận 6, nơi có những quán nhỏ bán bạc sỉu, phé nại của người Hoa Quảng Đông, cà phê pha vợt lưới. Tôi chọn chỗ ngồi dựa lưng vào tường, ngó mông lung ra phố, một Hong Kong thu nhỏ bề bộn cũ kỹ, những tiếng nói tôi không hiểu, những giọng điệu lạ lẫm, tất cả làm thành một cách thế im lặng mà tôi có thể cảm thấy yên bình trong ấy.

Im lặng, vậy thì chẳng phải triệt tiêu những tiếng động. Im lặng là khi đầu óc tâm can mình lắng xuống, rỗng không, những tiếng động bên ngoài chảy vào chỗ rỗng không ấy rồi lại chảy đi, chúng chỉ mượn đầu óc ta làm lối đi, chúng không thẩm thấu chút nào, ta chẳng phải nhọc lòng lọc lựa gạn hớt những tiếng ồn vô lối, ta chẳng cần làm sạch tâm não. Muốn có một Sài thành im lặng theo nghĩa chung nhất của từ này, e rằng không có. Chỉ có thể tạo được niềm im lặng nội tâm để sống trong lòng một thành phố quá nhiều chao động, quá nhiều dạt dào, quá nhiều chuyển biến này. Sài Gòn như một bản tổng phổ phức điệu chẳng có dấu lặng, bè này chưa im, tiếng bè khác đã cất lời.

Còn những ngày khi soạn nhạc cho dự án lớn thứ hai trong đời, nhạc kịch “Chử Đồng Tử” (dự án đầu là thanh xướng kịch “Lụa”), tôi lui tới ngồi ở Fix Republic mỗi ngày, ban sáng khi quán chưa kịp dọn bàn, và chiều xế lúc tương đối vắng khách. Đó là một quán nhỏ có trồng hoa leo nằm cuối một block phố đặc biệt yên tĩnh nơi con đường cũng yên tĩnh lạ lùng, đường Ngô Thời Nhiệm. Block phố này có nhà bác Oanh, người bác họ, chị kết nghĩa của mẹ tôi, bác đã mất và nhà đã bán cho nhạc sĩ Quốc Dũng. Fix nằm sát vách nhà anh Dũng chị Yến, mở cửa hơn một năm, chỗ tụ hội của các bạn trẻ underground thích hút tẩu, chơi xe Vespa cổ, chơi máy ảnh phim, đi giày Converse, đeo khuyên tai, chơi đồng hồ lính, và coi nhau như cùng gia đình. Như anh em ruột thịt. Hơi khác đời theo kiểu dễ thương. Vào quán là phải chào hết lượt. Ngồi đâu cũng được, sát cánh vẫn không làm phiền nhau. Vạn bất đắc dĩ khi có những người khách vãng lai chưa hiểu “policy” của quán vào nói to, bật nhạc trong điện thoại ồn ã, thì ta chụp headphone vào là yên. Ở đó, tôi có thể nhồi hai tẩu thuốc để viết hai mươi trang nhạc. Uống hai ly cà phê pha đậm, một bình thủy tinh đựng trà to như bình nuôi cá vàng. Thỉnh thoảng ngẩng mặt cười chào các bạn trẻ. Thỉnh thoảng bước lui bước tới nói năm điều ba chuyện với những người ngày nào cũng gặp. Đó là nơi có những tiếng-ồn-im-lặng.

Ai tìm sẽ thấy. Im lặng là thứ có thể chọn lựa và chủ động tạo ra, dù ở một nơi chốn phản-im-lặng như Sài Gòn.

Bài: Quốc Bảo
(Bài đăng trên Tạp chí Đẹp số tháng 4/2015)

Vừa qua, Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile Vietnam) đã tổ chức buổi đấu giá từ thiện gây quỹ “Thắp sáng nụ cười” lần thứ 29 tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức với mục đích gây quỹ cho các chương trình khám và điều trị miễn phí cho các trẻ em bị dị tật môi, hàm ếch tại Việt Nam.

Đã có hơn 250 khách mời đến tham dự sự kiện và đấu giá các sản phẩm, chiếc Vespa Primavera sau khi được trang điểm bởi họa sĩ Trần Gia Tùng đã được đấu giá đạt 10.000 USD. Họa sĩ Trần Gia Tùng chấp họa cho chiếc Vespa này như là một trải nghiệm về bề mặt chất liệu cho hội họa chứ không theo lối của nhà thiết kế xe hay sự tô điểm đơn thuần theo kiểu dáng công nghiệp.

Với ý tưởng cuộc “hợp duyên” của phương Đông – phương Tây tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc bản tham gia đấu giá từ thiện. Năm 2016 với tác phẩm Vespa cẩn trứng được tạo nên từ bàn tay tài ba của những người thợ sơn mài Việt. Tháng 5 năm 2018 với tác phấm Vespa chấp họa bởi họa sỹ Lê Kinh Tài, và tháng 12 năm 2018 với tác phẩm Vespa chấp họa bởi họa sỹ Trần Gia Tùng. Tính riêng ba tác phẩm nghệ thuật Vespa đã chung sức giúp đỡ cho khoảng 152 nụ cười trẻ em nhận được khám sàng lọc và điều trị miễn phí, giúp các em thay đổi cuộc đời mãi mãi.

Dạ tiệc “Thắp sáng nụ cười” lần thứ 29 này nhận được sự hỗ trợ từ các họa sĩ danh tiếng như Trần Gia Tùng, Nguyễn Văn Cường, Trần Công Dũng, Hoàng Đức Dũng, Nguyễn Văn Đức, Doãn Hoàng Kiên, Nguyễn Đoan Ninh, Lưu Bảo Trung, và Hoàng Duy Vàng cùng với các vật phẩm từ các cá nhân và công ty, tập đoàn như ông Minh Đỗ, Piaggio Vietnam, Lalique, OHMNILABS, Turkish Airlines và Red Apron Fine Wines & Spirits. Operation Smile trân trọng thông báo đã có khoảng 250 nụ cười sẽ đem đến cho các trẻ em bị dị tật khe hở môi, hàm ếch tại Việt Nam.

Tổ chức Phẫu thuật nụ cười là tổ chức phi chính phủ một tổ chức thiện nguyện hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế và sức khỏe cho người dân Việt Nam. Operation Smile đã khám, điều trị và phẫu thuật mang lại nụ cười tươi sáng cho hơn 44.000 trẻ em và thanh thiếu niên bị dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt sau gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam. Hàng năm, Operation Smile tổ chức hơn 30 chương trình khám sàng lọc và điều trị miễn phí đem lại nụ cười cho hơn 2.000 bệnh nhân khắp cả nước. Ngoài ra, Operation Smile còn tổ chức các chương trình đào tạo dành cho các chuyên gia y tế địa phương nhằm nâng cao năng lực và cải hiện hệ thống y tế cũng như thực hiện cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra dị tật khe hàm mặt.

Ngày 1/11, Piaggio Việt Nam chính thức ra mắt bộ đôi phiên bản đặc biệt Vespa Sprint Notte và GTS Notte (Notte trong tiếng ý nghĩa là “bóng đêm”) với các lựa chọn về động cơ 125cc trên chiếc Sprint, 150cc và 300cc trên mẫu GTS.

Lấy cảm hứng từ sức mạnh quyền lực của bóng đêm huyền bí, bộ đôi phiên bản đặc biệt được thiết kế hoàn toàn là sắc đen tuyền. Nó là sự kết hợp của màu đen nhám trên thân xe với các chi tiết đen bóng trên kính chiếu hậu, viền đèn trước nẹp viền khung xe, “cà vạt” trước đen nhám cùng viền hốc còi, vành xe, ốp ống xả, gác chân cho người ngồi sau.

Tay dắt sau cũng sơn bóng với yên xe có đường vân nổi, logo “Notte” nổi bật gắn trên cốp trước, đèn pha LED 2 tầng, đèn LED phía sau (trên mẫu Sprint).

Vespa Sprint Notte 125cc được trang bị động cơ iGet, phun xăng điện tử, 3 van. Bản GTS Notte 150cc là động cơ iGet 4 van mới, chế độ dừng tạm thời “start & stop”, mô tơ đề được thay thế bằng cụm máy phát điện/mô tơ không tiếp xúc gắn trực tiếp trên động cơ giúp khởi động máy êm ái hơn, giảm trọng lượng và tiết kiệm nhiên liệu.

Vespa GTS Notte 300cc sở hữu động cơ Quasar phun xăng điện tử, xi lanh đơn 4 thì, 4 van, làm mát bằng dung dịch.

Nguồn Đẹp: https://dep.com.vn/vespa-primavera-s-phien-ban-dac-biet-2019-voi-2-mau-moi/