Vết bầm tím đột nhiên xuất hiện trên da 'tố' bệnh gì?

Các vết bầm tím xuất hiện dưới da nếu không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra bệnh tiểu đường, rối loạn máu,...

Khi có những vết bầm tím xuất hiện trên cánh tay, chân,... mà không rõ nguyên nhân thì nhiều người thường cho rằng do dấu vết của yếu tố tâm linh tác động. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Theo Brightsite, các vết bầm tím dưới da sẽ là hậu quả của một chấn thương hoặc do hồng cầu bị suy yếu, tổn thương và thoát ra khỏi thành mạch gây nên các vết bầm đen, vàng, xanh trong một thời gian ngắn.

Tình trạng này sẽ biến mất sau một vài tuần nhưng đôi khi chúng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra các vết bầm tím trên cơ thể mà bạn chưa biết.

Dùng thuốc

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vết bầm tím dưới da. Ảnh minh họa: Internet

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vết bầm tím dưới da. Ảnh minh họa: Internet

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến máu có thể dẫn đến sự xuất hiện của vết bầm tím như thuốc giảm đau, chống trầm cảm, kháng viêm, các loại thuốc có chứa sắt hoặc thuốc chống hen suyễn. Bên cạnh đó, một trong những loại thuốc phổ biến nhất khiến cho máu trở nên loãng hơn, làm xuất hiện các vết bầm tím là aspirin.

Do vậy, nếu bạn nhận thấy sự liên quan giữa việc dùng thuốc và các vết bầm trên da thì nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh hiện tượng xuất huyết bên trong.

Bệnh về máu

Các nghiên cứu đã tìm ra, các bệnh về máu và mạch máu có thể gây các vết bầm tím trên da. Một số bệnh lý về máu thường gặp như rối loạn đông máu di truyền (Willebrand), suy giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu,… Bệnh thường sẽ đi kèm với một số triệu chứng như đau và sưng chân, chảy máu nướu răng, lộ rõ các mao mạch nhỏ trên cơ thể hoặc chảy máu cam. Do vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa trước lúc bệnh diễn tiến nặng hơn.

Thiếu chất dinh dưỡng

Một số vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin. Ảnh minh họa: Internet

Một số vết bầm không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt một vài vitamin thiết yếu. Ví dụ, vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, vitamin K chịu trách nhiệm đông máu và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào mới. Thiếu những dưỡng chất trên sẽ làm mạch máu trở nên mỏng manh, dễ bị vỡ.

Ngoài ra, một vitamin khác rất quan trọng là vitamin P. Nếu thiếu chúng, việc sản xuất collagen sẽ bị suy giảm và làm cho các mạch máu trở nên mỏng hơn, dẫn đến sự xuất hiện vết bầm trên da. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu thiếu vitamin, đừng vội sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Vitamin được cung cấp tốt nhất cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm. Một số thực phẩm giàu vitamin P là trà xanh, táo, bí đỏ, tỏi. Vitamin K được tìm thấy có nhiều trong chuối, trứng, quả hạch, các loại cá béo,… và B12 có trong gan, cá, phô mai, rau diếp.

Mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể có thể làm xuất hiện các vết bầm trên tay, chân. Ảnh minh họa: Internet

Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những lý do phổ biến nhất gây nên các vết bầm tím. Chúng có thể xuất hiện ở nữ giới thiếu hụt estrogen, đặc biệt giai vào đoạn mãn kinh. Thiếu estrogen sẽ làm suy yếu các mạch máu và dễ dàng gây tổn thương các thành mao mạch.

Do tuổi tác

Một lý do gây xuất hiện các vết bầm tím là yếu tố tuổi tác. Hệ thống mạch máu sẽ yếu đi theo độ tuổi và các mô mất dần tính đàn hồi của chúng theo thời gian. Tuy nhiên, ở trường hợp này, các vết bầm thường chỉ xuất hiện ở chân.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, vì vậy rất dễ gây nên các vết bầm tím. Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu, vì vậy rất dễ gây nên các vết bầm tím. Chúng cũng chính là triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm.

Bên cạnh các vết bầm không rõ lý do, người bệnh sẽ gặp một vài triệu chứng khác thường gặp như khát nước, vết thương lâu lành hơn, mệt mỏi nhanh chóng, thị lực bị mờ và xuất hiện những đốm trắng trên da.

Thông thường, vết bầm sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau khi bị thương. Ban đầu chúng sẽ có màu đỏ, đây cũng chính là màu máu tụ dưới da. Sau một thời gian, cơ thể bắt đầu phá vỡ máu tụ và vết thâm trở thành màu đen, xanh dương hoặc tím. Trong vòng 5 – 10 ngày sau, các vết bầm sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Cuối cùng là 10 – 14 ngày sau khi chấn thương, khu vực này sẽ có màu nâu và bắt đầu nhạt dần.

Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện những vết bầm nào mà không rõ lý do, màu sắc khác lạ và không biến mất sau 2 tuần kể từ nó xuất hiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

Phù Dung

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/vet-bam-tim-dot-nhien-xuat-hien-tren-da-to-benh-gi-c9a298568.html