Vì sao bạn luôn bị nổi da gà dù trời không lạnh?

Một số người luôn bị nổi da gà bất kể mọi lúc, kể cả khi không phải do trời lạnh, vậy lý do là vì sao?

Dưới đây là một số lý do khiến bạn luôn bị nổi da gà, bất kể khi trời lạnh hay không.

1. Tuyến giáp hoạt động không tốt

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone dẫn đến cơ thể không chịu được lạnh. Các hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh hoạt động trao đổi chất và nhiệt độ. Khi bị thiếu những hormone này, chúng ta sẽ luôn cảm thấy lạnh. Các triệu chứng khác của suy giáp bao gồm mệt mỏi và nhịp tim thấp.

Cách khắc phục: Thăm bác sĩ và kiểm tra xem bạn đã có đủ lượng hormone tuyến giáp cần thiết hay chưa.

2. Không uống đủ nước

Nước làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phá vỡ thức ăn đồng thời tạo ra năng lượng và nhiệt. Nếu bạn bị mất nước, bạn sẽ bị thiếu mất năng lượng làm ấm cơ thể.

Cách khắc phục: Chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước. Nếu không thích uống nước lọc, bạn có thể uống các loại nước chanh, bạc hà, húng quế, dưa chuột hoặc bất cứ loại nước nào mà bạn thích.

3. Thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến bạn bị lạnh ở bàn tay và bàn chân. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bị thiếu các tế bào hồng cầu cung cấp oxy cho các cơ quan và mô của cơ thể. Thiếu máu và thiếu sắt có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai, đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc do chế độ dinh dưỡng kém. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và đau đầu.

Cách khắc phục: Nếu nghi bị thiếu máu, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

4. Không ngủ đủ giấc

Giấc ngủ ngon là rất quan trọng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, nếu bạn cứ run rẩy vì lạnh, lý do có thể khá đơn giản là do bạn không ngủ đủ giấc.

Cách khắc phục: Xem xét lại lịch trình hàng ngày của bạn và đảm bảo có đủ thời gian cho giấc ngủ.

5. Triệu chứng Raynaud

Dấu hiệu: Các ngón tay hoặc ngón chân của bạn chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Đây là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến các động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân và khiến cơ thể cảm thấy lạnh. Trong quá trình khởi phát, khi lưu lượng máu giảm, ngón tay và ngón chân sẽ bị nhợt nhạt hoặc có màu xanh. Khi lượng máu tăng, các ngón tay hoặc ngón chân sẽ đỏ trở lại và khiến bạn cảm thấy tê hoặc đau.

Cách khắc phục: Đến bác sĩ kiểm tra. Raynaud có thể được kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh, căng thẳng, tiếp xúc với một số hóa chất và các yếu tố khác. Việc điều trị triệu chứng này bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

6. Cơ thể quá gầy

Khi bạn thiếu cân, bạn sẽ không có đủ chất béo để bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh. Nếu bạn đang giảm cân có mục đích và cắt giảm lượng calo hoặc đơn giản là không ăn đủ, điều này có thể phá vỡ sự trao đổi chất và ảnh hưởng đến sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Cách khắc phục: Cân nhắc một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.

7. Lưu thông máu kém

Bệnh động mạch ngoại biên có thể khiến các động mạch thất bại trong việc cung cấp máu đến các cơ quan và mô, khiến chúng ta cảm thấy lạnh. Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch, nó làm cho các động mạch hẹp hơn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tay và chân, gây cảm lạnh và tê liệt.

Cách khắc phục: Thăm bác sĩ. Việc điều trị bệnh động mạch ngoại biên bao gồm thay đổi lối sống (ví dụ như bỏ hút thuốc) và điều trị y tế, bao gồm phẫu thuật trong một số trường hợp.

Quỳnh Anh

Nguồn VTC: https://vtc.vn/vi-sao-ban-luon-bi-noi-da-ga-du-troi-khong-lanh-d502716.html