Vì sao cây thông Noel bị cấm ở lễ Giáng Sinh cho tới tận năm 1640?

Giáng sinh là một dịp lễ lớn. Vào dịp này, mọi người thường quây quần bên gia đình, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Vì sao cây thông Noel bị cấm ở lễ Giáng Sinh cho tới tận năm 1640?

1. Lễ Giáng sinh là một ngày lễ Quốc tế kỷ niệm?

icon

Ngày Chúa Jesus xuống trần gian

icon

Ngày Chúa Jesus lên thiên đàng

icon

Ngày Chúa Jesus được hồi sinh

icon

Ngày Chúa Jesus ra đời

Câu trả lời đúng là đáp án D: Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo.

2. "Vòng lá mùa vọng" là biểu tượng thể hiện điều gì?

icon

Phép lạ của Thượng Đế

icon

Tình yêu và sự hi sinh của Chúa Jesus

icon

Sự vĩnh hằng và yêu thương vô tận của Thiên Chúa

Câu trả lời đúng là đáp án C: Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên chúa. Theo đúng nghi thức của những người Thiên chúa giáo, trên vòng lá mùa vọng sẽ cồn 4 cây nến bao gồm 3 cây màu tím, màu của mùa vọng, cây thứ 4 là màu hồng là màu của Chúa nhật thứ ba mùa vọng.

3. Lúc đầu, bài hát bất hủ "Jingle bells" được sáng tác cho dịp lễ nào?

icon

Lễ Phục sinh

icon

Lễ Tạ Ơn

icon

Năm mới

Câu trả lời đúng là đáp án B: Jingle Bells ban đầu được James sáng tác cho ngày Lễ Tạ Ơn với tên gọi “One Horse Open Sleigh”. Nhưng ngày nay người ta dường như chỉ nhắc đến nó mỗi khi Giáng sinh về.

4. Biểu tượng nào từng bị cấm như một phần của Lễ Giáng sinh cho đến tận năm 1640?

icon

Cây thông Noel

icon

Hang Đá và Máng Cỏ

icon

Cây Kẹo Gậy

Câu trả lời đúng là đáp án A: Cây thông Noel đã bị cấm như một phần của lễ Giáng Sinh cho tới tận năm 1640. Xuất phát từ truyền thống cây cối màu xanh này mang ý nghĩa của phong tục ngoại giáo, bị cấm bởi Thiên Chúa, về sau này, tiếp tục đến Giáo Hội Sơ Khai cấm chúng.

5. Món nào sau đây có trong Giáng sinh truyền thống?

icon

Gà Tây

icon

Cừu

icon

Nai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, gà tây lần đầu xuất hiện tại Anh vào thế kỷ 16 và thay thế các món ngỗng, lợn... cho Giáng sinh. Gà tây lần đầu tiên đến Anh vào năm 1526, khi thương nhân William Strickland có chuyến đi tới Mỹ. Ông đã mua 6 con gà từ người bản địa và mang bán lại với giá cao ở chợ Bristol khi trở về nước. Trước khi gà tây xuất hiện, người Anh thường dùng đầu lợn, xa xỉ hơn là thịt công và thiên nga cho bữa ăn ngày Giáng sinh. Một món ăn phổ biến hơn là ngỗng, vì cuối năm là thời điểm loài gia cầm này béo và ngon nhất. Vào Michaelmas, ngày lễ được tổ chức vào đông chí trong thời trung cổ, ngỗng nướng được coi là một món quà dâng tặng cho thần Odin và Thor, để cảm tạ mùa màng bội thu. Tuy nhiên, người nông dân nhận thấy các con vật mà họ định giết trong lễ Giáng sinh có thể được sử dụng cho mục đích khác tốt hơn, như bò để lấy sữa, gà để thu hoạch trứng. Thay vì giết gia súc, gia cầm để phục vụ cho lễ hội, họ có thể giữ lại chúng và chọn mua gà tây. Vì vậy đến những năm 1950, gà tây trở thành món ăn Giáng sinh phổ biến. Cũng có giả thuyết cho rằng, gà tây sẽ mang lại không khí lễ hội hơn, thay vì các món như thịt lợn, bò mà mọi người ăn hàng ngày. Ngoài ra, do gà tây có kích thước lớn hơn ngỗng và gà, sẽ phù hợp cho một bữa ăn gia đình đông người.

6. Vị vua đầu tiên của nước Anh thưởng thức gà tây trong ngày lễ Giáng sinh, vào thế kỷ 16?

icon

Henry VI

icon

Henry VII

icon

Henry VIII

Câu trả lời đúng là đáp án C: Henry VIII là vua đầu tiên của nước Anh thưởng thức gà tây trong ngày lễ Giáng sinh, vào thế kỷ 16. Ngày nay, mỗi năm người Anh tiêu thụ khoảng 10 triệu con gà tây trong Giáng sinh và gần 90% người dân cho rằng lễ hội sẽ không trọn vẹn ý nếu thiếu món ăn này. Tuy nhiên, gà tây không phải là món ăn Giáng sinh của hầu hết nước châu Âu. Ở Bồ Đào Nha, một sự lựa chọn khác là cá tuyết, người Đức thích lợn rừng hoặc nai. Trong khi ở Thụy Điển, tiệc Giáng sinh thường có trứng cá muối, sò ốc, cá sống hoặc nấu chín.

7. Người dân nước nào thường ăn gà Tây vào Giáng sinh?

icon

Anh

icon

Mỹ

icon

Canada

icon

Tất cả các nước trên

Câu trả lời đúng là đáp án D: Người dân Anh, Mỹ, Canada coi gà Tây là món truyền thống vào dịp Giáng sinh. Dù nổi tiếng, gà Tây không phải là món phổ biến của mọi quốc gia. Ví dụ, người Bồ Đào Nha ưa chuộng hải sản và cá tuyết là món ăn không thể thiếu trong bàn tiệc đêm Giáng sinh. Người Đức thường ăn thịt lợn rừng. Mâm cơm ở Thụy Điển gồm trứng cá muối, cua, cá nấu chín và cá sống.

8. Ngoài Giáng sinh, người Mỹ còn dùng gà Tây vào ngày lễ nào?

icon

Halloween

icon

Lễ Tạ Ơn

icon

Lễ đón năm mới

Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 1863, Tổng thống Mỹ Lincoln đã công bố lễ Tạ ơn trở thành ngày lễ quốc tế. Từ đó, gà Tây bắt đầu được sử dụng như một món ăn chính vào ngày này. Kết thúc lễ Tạ ơn, gà Tây sẽ là món ăn chủ đạo trong những ngày nghỉ đông của người Mỹ.

9. Món gà Tây trở nên nổi tiếng nhờ xuất hiện ở đâu?

icon

Trong một vở kịch nổi tiếng

icon

Trong một bài hát được yêu thích

icon

Trong một tiểu thuyết kinh điển

Câu trả lời đúng là đáp án C: Gà Tây trở thành món ăn nổi tiếng khi được nhà văn Anh Charles Dickens đưa vào tác phẩm kinh điển "A Christmas Carol" xuất bản năm 1843. Cuốn tiểu thuyết của ông sau đó nổi tiếng khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2009, câu chuyện đã được chuyển thể thành bộ phim hoạt hình 3D "Giáng sinh yêu thương".

10. Lễ xá tội gà Tây tại Mỹ được tổ chức ở đâu?

icon

Núi Tổng thống Mount Rushmore

icon

Đại lộ Tự Do

icon

Nhà Trắng

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lễ xá tội gà Tây truyền thống diễn ra hàng năm tại Nhà Trắng, được thực hiện bởi các Tổng thống Mỹ trong suốt nhiệm kỳ của mình để chúc mừng lễ tạ ơn. Đằng sau nghi lễ hài hước này là câu chuyện kỳ lạ về sự nhẫm lẫn việc tặng gà Tây cho Tổng thống Mỹ.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-sao-cay-thong-noel-bi-cam-o-le-giang-sinh-cho-toi-tan-nam-1640-post1497750.tpo