Vì sao Chiến tranh Mỹ-Trung sẽ là thảm họa cho nhân loại? (kỳ 1)

Cuộc đối đầu quân sự trực tiếp đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra cách đây gần 70 năm trong Chiến tranh Triều Tiên, và kết quả là bán đảo Triều Tiên bị chia đôi cho tới tận ngày nay.

Kết quả duy nhất cho cuộc đối đầu quân sự đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra sự phân chia lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Kiệt sức với sức mạnh của nhau, không bên nào có thể tạo ra sự đe dọa thực sự cho đối phương trong công cuộc giành quyền kiểm soát trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù mối quan hệ giữa Seoul, Washington, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã thay đổi mạnh mẽ qua nhiều năm, nhưng cuộc xung đột vẫn bị đóng băng dọc theo sự phân chia địa lý được hình thành vào năm 1953.

Lính Triều Tiên trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nguồn ảnh: Chosul.

Tháng 11 năm 1950, cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Quân đội Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên bán đảo Triều Tiên với 36.000 quân Mỹ cùng hơn 250.000 chí nguyện quân Trung Quốc. Người Mỹ đã rất ngạc nhiên về sức chiến đấu của Quân đội Trung Quốc - một lực lượng chưa từng tham chiến tại bán đảo Triều Tiên khi chiến tranh nổ ra vào tháng 6/1950. Cuộc tấn công mở rộng của Trung Quốc, tiến đánh ra từ sâu trong phía Bắc của Triều Tiên, đã khiến phía Mỹ hoàn toàn bất ngờ trong hoạt động ứng chiến. Sự xuất hiện của chí nguyện quân Trung Quốc khiến kế hoạch của liên quân do Mỹ đứng đầu ở Bắc Triều Tiên thất bại thảm hại, với Quân đội Mỹ đây là thất bại tồi tệ nhất kể từ Nội chiến Mỹ tính tới thời điểm đó.

Hậu quả của cuộc chiến này vẫn còn rất sâu sắc, phức tạp và khó bị sao lãng trong tâm trí của nhiều người. Ký ức về cuộc chiến tranh Triều Tiên bị Mỹ che đậy và phủ mờ bởi Thế chiến thứ II và Chiến tranh tại Việt Nam. Trung Quốc cũng nhớ về xung đột theo nhiều cách khác khác nhau, nhưng vị thế của Trung Quốc trên chiến trường thế giới đã thay đổi một cách sâu sắc và mãi mãi từ những năm 1950. Vậy nên, để có thể xem xét tiềm năng cho xung đột xảy ra trong tương lai giữa Trung Quốc và Mỹ, chúng ta nên tận dụng những bài học từ cuộc chiến tranh Mỹ-Trung đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên này.

Sự khởi đầu

Lính Mỹ với trang bị và vũ khí như thời Chiến tranh Thế giới thứ hai đang chiến đấu ở Triều Tiên. Nguồn ảnh: Chosul.

Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô, Triều Tiên đã ngả theo Bắc Kinh, tận dụng sự giúp đỡ của hai cường quốc lớn nhất khối Xã hội Chủ nghĩa này để tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm thống nhất Bán Đảo Triều Tiên. Thời điểm đầu những năm 1950 của thế kỷ trước cũng được coi là khoảng thời gian hai phe Xã hội Chủ nghĩa và Tư bản Chủ nghĩa "củng cố lực lượng", phân chia tầm ảnh hưởng để sẵn sàng đối đầu với nhau trong một cuộc chiến tranh lạnh sẽ diên ra sau đó ít lâu và chiến tranh Triều Tiên được coi là nơi đầu tiên để hai cường quốc đại diện cho hai phe đó là Liên Xô và Mỹ mang vũ khí tới "so găng" trong màn "điểm tâm" của Chiến tranh Lạnh này.

Bên trong nội bộ nước Mỹ, sự sụp đổ của Quốc Dân Đảng vẫn gây sốc cho chính trường nước này. Quốc Dân Đảng thực tế có mối quan hệ rất tốt với Mỹ, các mối quan hệ này được xây dựng dựa trên uy tín của dòng họ Soong với Hernry Luce. Các cuộc vận động hành lang với rất nhiều sự tác động bao gồm cả tác động về mặt kinh tế đã khiến Quốc hội Mỹ dần ngả theo hướng can thiệp sâu hơn vào các cuộc chiến đang bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc để sớm "rằn mặt" Bắc Kinh.

So với Trung Quốc, Mỹ còn quá non trẻ và thiếu kinh nghiệm trên chính trường để có thể hiểu được những thông điệp thực sự mà Bắc Kinh đưa ra. Nguồn ảnh: Chosul.

Những chiến thắng đầu tiên của Trung Quốc vào cuối mùa thu năm 1950 là kết quả của một thất bại thông tin tình báo quy mô lớn trong lịch sử Mỹ. Những thất bại này bao gồm thất bại từ chính trị, chiến lược, hoạt động, đến chiến thuật. Sự chính trị hóa chuyên môn của Mỹ và sự non kém của Washington trong các vấn đề ngoại giao đã khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải vật lộn để hiểu được các thông điệp mà Trung Quốc muốn ám chỉ. Mỹ cũng hiểu lầm mối quan hệ phức tạp giữa Moscow, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, coi nhóm này là một khối đơn nhất mà không đánh giá cao sự khác biệt chính trị nghiêm trọng giữa các quốc gia.

Trên chiến trường, các lực lượng Mỹ đã ít chú ý đến các cảnh báo về sự can thiệp của Trung Quốc. Tướng lĩnh Mỹ trên chiến trường không hiểu được tầm quan trọng của vùng đệm giữa Bắc Triều Tiên đến Bắc Kinh, không phát hiện được sự chuẩn bị của Trung Quốc để can thiệp, không phát hiện binh lính Trung Quốc hoạt động ở Bắc Triều Tiên và không hiểu được sức mạnh tổng thể của quân đội Trung Quốc. Sự thiếu thận trọng này bắt nguồn từ một số nguồn. Quân đội Hoa Kỳ, đã có kinh nghiệm với các lực lượng Quốc gia Trung Quốc trong Thế chiến II, rất ít tôn trọng khả năng của PLA- Quân Giải phóng Nhân dân, đặc biệt là bên ngoài biên giới Trung Quốc. Người Mỹ đánh giá cao tầm quan trọng của ưu thế trên không ở cấp độ chiến thuật thay vì sức mạnh của bộ binh mặt đất, chưa kể đến sự chủ quan của Mỹ khi nước này đã sở hữu vũ khí hạt nhân ở cấp độ chiến lược.

Lính Mỹ ở Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Chosul.

Diễn biến

Quân đội Giải phóng Nhân dân đánh giá cao tầm quan trọng của ưu thế trên không mà Mỹ tạo ra trên chiến trường, cũng như hiệu quả của thiết giáp và pháo binh Mỹ. Lực lượng PLA (hay PVA – Chí nguyện quân Trung Quốc) lại cố gắng chiến đấu với các chiến thuật du kích mà họ đã từng sử dụng để chiếm ưu thế trong Nội chiến Trung Quốc trước đó.

Điều này liên quan đến việc sử dụng các đội hình bộ binh nhẹ, được trang bị để di chuyển và tấn công vào ban đêm, tránh được không quân và hỏa lực mạnh của phía Mỹ. Những chiến thuật này cho phép PLA gây bất ngờ cho các Quân đội Mỹ, vốn không chắc chắn về tầm quan trọng của sự can thiệp của Trung Quốc, khiến lực lượng Mỹ chỉ phát hiện cho đến khi quá muộn để làm bất cứ điều gì và sự thật là người Mỹ chỉ biết rút lui trong suốt giai đoạn đầu khi họ phải đối đầu với quân Trung Quốc. Ngoài rút lui, người Mỹ không biết chống đỡ kiểu gì khác.

Mùa đông trên Bán đảo Triều Tiên dù không quá khắc nghiệt nhưng cũng đủ khiến binh lính các bên mệt mỏi. Nguồn ảnh: Chosul.

Tương tự, Mỹ đã chiến đấu với các chiến thuật (và cả vũ khí) đã sử dụng trong Thế chiến II. Mặc dù lực lượng thiết giáp và pháo binh của Bắc Triều Tiên đã chiếm ưu thế hoàn toàn trước các lực lượng mặt đất của Mỹ trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến, tại thời điểm Trung Quốc phản công, Mỹ vẫn loay hoay bảo vệ các lực lượng cơ động, bọc thép và sử dụng chiến thuật hiệp đồng tác chiến dưới mặt đất. Những vũ khí và chiến thuật này đã cho phép Mỹ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với các lực lượng Trung Quốc, ngay cả khi phía Mỹ phải vừa đánh, vừa rút.

(còn nữa)

Mời độc giả xem Video: Hải quân Hàn Quốc ngày nay đã hiện đại và hoành tráng tới mức nào?

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-chien-tranh-my-trung-se-la-tham-hoa-cho-nhan-loai-ky-1-1138091.html