Vì sao EU chưa gỡ bỏ 'thẻ vàng' với thủy sản Việt Nam?

Ngày 31/10, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về 'thẻ vàng' mà EU đang áp dụng với thủy sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN- Nguyễn Xuân Cường nói, 9 khuyến nghị của EU đều phù hợp với mục tiêu phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về việc Liên minh châu Âu(EU) đã áp dụng “thẻ vàng” cảnh báo với 25 nước, nhưng đến nay chỉ còn 9 nước bịáp dụng, trong đó có Việt Nam

Cho rằng các cơ quan trung ương và địa phương đã nỗ lựchết sức để thực hiện các khuyến nghị của EU nhằm gỡ bỏ ''thẻ vàng'', đại biểu NguyễnThị Phúc đề nghị Bộ trưởng Cường trả lời vì sao EU chưa gỡ bỏ “thẻ vàng” chohàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam? Việt Nam còn phải đối mặt với những tháchthức nào và phải làm gì để gỡ bỏ “thẻ vàng” của EU?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình, IUU là từ viếttắt của một chế tài do EU đưa ra vào năm 2010. Đây là một công cụ thương mại hướngcác nước muốn xuất khẩu thủy sản vào EU phải tuân thủ tiêu chuẩn của EU. IUU có2 mức, “thẻ vàng” và “thẻ đỏ”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn về "thẻ vàng'' EU áp dụng với thủy sản Việt Nam.

“Thẻ vàng” là sự cảnh báo với các nước muốn xuất khâủthủy sản vào EU phải tuân thủ đúng các quy định của EU. Nếu không tuân thủ, quagiai đoạn “thẻ vàng” sẽ bị áp dụng “thẻ đỏ”. Khi bị áp dụng “thẻ đỏ”, nghĩa laÈU cấm nhập khẩu thủy sản từ nước đó.

Việt Nam bị EU áp dụng “thẻ vàng” từ ngày 23/10/2017.9 khuyến nghị của EU đều phù hợp với mục tiêu xây dựng nghề cá bền vững và ViệtNam phải chấn chỉnh lại nghề cá nhân dân với 1 triệu lao động, 109.000 tàu thuyềnvới những vùng khai thác tự phát, gần bờ có thể gây cạn kiệt tài nguyên.

9 nhóm nội dung khuyến nghị của EU đã được lồng cơ bảnvào Luật Thủy sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017, gần 1tháng sau khi thủy sản Việt Nam bị EU áp dụng “thẻ vàng”.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một chương trình hànhđộng để tháo gỡ “thẻ vàng” do EU áp dụng. Theo đó, tất cả 28 tỉnh duyên hải,các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp, ngư dân đều có trách nhiệm tham gia.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm không để ngư dânđánh bắt sai phạm ở ngoài vùng biển quy định của Việt Nam. Sau khi đánh bắt về,ngư dân phải khai báo với cảng cá và cơ quan quản lý khai thác thủy sản cấp tỉnh.

Kết quả thực hiện cho thấy, đến nay, Việt Nam không cóvụ vi phạm nào về việc khai thác thủy sản ngoài vùng biển của Việt Nam ở khu vựccác quốc đảo Thái Bình Dương. Tuy vậy, ở khu vực biển phía Nam vẫn còn một số vụvi phạm.

Một phần ngư dân vẫn không tuân thủ việc khai báo. Thủtục này làm thay đổi hẳn một tập quán, nên người dân vẫn chưa quen.

Cơ sở vật chất khu neo đậu, bến cảng vẫn chưa đáp ứngđược cho những mục tiêu quản lý bền vững.

Tháng 5/2018, EU đã cử một đoàn cán bộ kỹ thuật sangViệt Nam tổ chức giám sát. Họ đã nêu ra 5 nội dung còn tồn tại mà Việt Nam cầntập trung khắc phục.

Hiện nay, EU đang cử một đoàn gồm 7 nghị sĩ sang làmviệc với Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch Quốc hôịPhùng Quốc Hiển đã tiếp đoàn.

Phía bạn đã ghi nhận nỗ lực của Việt Nam, đồng thời thưànhận, việc khắc phục các vấn đề còn tồn tại cần một quá trình bởi khó thay đôỉthói quen của 1 triệu lao động, hay chuyển đổi cơ sở vật chất cũng không thểlàm nhanh.

“Bao giờ EU rút “thẻ vàng” thì chúng ta rất mong muốn,nhưng phải chờ kết quả và phải chờ nỗ lực cụ thể của phía chúng ta”, Bộ trưởngNguyễn Xuân Cường nói.

Ngày 29/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếpđoàn Ủy ban Nghề cá của Nghị viện châu Âu (EP) do Nghị sĩ-Người phát ngôn EPMato Gabriel dẫn đầu. Tiếp đó, ngày 30/10, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiểncũng tiếp đoàn này. Trong cả 2 cuộc tiếp, lãnh đạo nước ta đều đề nghị Nghị việnchâu Âu, Ủy ban châu Âu ủng hộ và sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” với thủy sản xuất khẩu củaViệt Nam.

Nguyệt Minh

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/vi-sao-eu-chua-go-bo-the-vang-voi-thuy-san-viet-nam/2018103108445818