Vì sao hải quân Nga kiên quyết loại biên hai tuần dương hạm hạt nhân cực mạnh?

Tuần dương hạm hạt nhân Dự án 1144 Orlan (Kirov) từng được xem là biểu tượng sức mạnh của hải quân Liên Xô/Nga, tuy nhiên mới đây Moskva đã quyết định cho hai chiến hạm thuộc lớp được 'nhận sổ hưu'.

 Tạp chí Military Watch cho biết, được thiết kế vào thập niên 1970, lớp tuần dương hạm hạt nhân có lượng giãn nước 28.000 tấn này thậm chí còn lớn hơn một số tàu sân bay trực thăng như chiếc Mistral của Pháp hay Izumo của Nhật Bản.

Tạp chí Military Watch cho biết, được thiết kế vào thập niên 1970, lớp tuần dương hạm hạt nhân có lượng giãn nước 28.000 tấn này thậm chí còn lớn hơn một số tàu sân bay trực thăng như chiếc Mistral của Pháp hay Izumo của Nhật Bản.

Tuần dương hạm lớp Orlan được trang bị một lò phản ứng hạt nhân, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 32 hải lý/h và tầm hoạt động không giới hạn, rất lý tưởng để triển khai ở nhiều đại dương trên khắp thế giới.

Hiện tại 2 trong số 4 tàu tuần dương được chế tạo của Dự án 1144 đã bị cho ngừng hoạt động, đó là chiếc Đô đốc Lazarev và Kirov, còn lại tàu Peter Đại đế và Đô đốc Nakhimov sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa.

Vấn đề được quan tâm hiện nay đó là vì sao hải quân Nga lại quyết định cho về hưu 2 chiến hạm từng được ca ngợi là không có đối thủ? Lý do nằm ở chỗ quá trình nâng cấp đã cho thấy phương án này tỏ ra không tối ưu.

Theo dự kiến, tàu đầu tiên của lớp mang tên Đô đốc Nakhimov sẽ quay lại hạm đội vào đầu năm 2021, khi đó nó sẽ mang theo dàn vũ khí chính gồm 80 tên lửa hành trình các loại, đi kèm 96 tên lửa phòng không tầm xa S-400.

Bên cạnh đó, dàn vũ khí phụ của chiếc chiến hạm cỡ lớn này cũng rất đáng nể bao gồm tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-M, ngư lôi chống ngầm Paket-NK, đi kèm một loạt thiết bị điện tử thế hệ mới nhất của Nga.

Tuy nhiên sau khi đại diện nhà máy Sevmash công bố rằng Đô đốc Nakhimov thực chất đã là một con tàu mới với hệ thống vũ khí và điện tử vượt trội mọi đối thủ thì các chuyên gia quân sự đã chỉ ra nhiều khuyết điểm lớn của nó.

Đầu tiên, Nga dự định trang bị cho con tàu tên lửa diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon tầm bắn 800 km và vận tốc Mach 8 để có thể phóng từ ngoài tầm hoạt động của chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay Mỹ, nhưng thực tế lại không được như vậy.

Tên lửa diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon hiện vẫn là sản phẩm chưa hoàn thiện, cho nên chắc chắn khi quay lại hạm đội thì Đô đốc Nakhimov vẫn chỉ được lắp đặt tên lửa 3M54 Kalibr.

Mặc dù đây là vũ khí có tầm bắn xa nhất của hải quân Nga hiện tại nhưng vẫn chưa đủ sức đối đầu tiêm kích F/A-18E/F và F-35C mang tên lửa AGM-84 Harpoon hay AGM-158C LRASM.

Đó là chưa kể đến việc hoán cải chức năng của tuần dương hạm hạt nhân thông qua tên lửa 3M14 để đánh đất thì nó sẽ chẳng khác gì khu trục hạm thông thường, như vậy là quá cồng kềnh và lãng phí.

Viễn cảnh Đô đốc Nakhimov được trang bị tên lửa phòng không S-400 cũng là điều không tưởng, bởi hiện tại Nga chưa phát triển thêm một hệ thống phòng không hạm tàu tầm xa nào khác ngoài tổ hợp Redut-Poliment.

Thời hạn để chiếc tuần dương hạm hạt nhân cỡ lớn lớp Kirov này quay lại hạm đội đã gần tới, cho nên chắc chắn việc nó mang tên lửa đánh chặn 48N6E3 hay 40N6 của S-400 chỉ là ước mơ mà thôi.

Ngoài ra khi so sánh với các khinh hạm có lượng giãn nước nhỏ hơn, ví dụ như chiếc Đô đốc Gorshkov - Dự án 22350, nó vẫn có thể mang sức mạnh tương ứng so với chiếc tuần dương hạm hạt nhân khổng lồ.

Ngoài ra lớp tàu mới được chế tạo bằng công nghệ hiện đại, khiến chúng khó bị phát hiện hơn trên màn hình radar của đối phương, điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh kích thước của tàu tuần dương hạt nhân cồng kềnh.

Vấn đề nữa cần được xác định đó chính là chi phí hoạt động. Tuần dương hạm hạt nhân cực kỳ tốn kém để duy trì và cần hơn 1.000 thủy thủ để vận hành. Khi so sánh, con số này của tàu Đô đốc Gorshkov chỉ là 170 người.

Bạch Dương (Theo Military Watch/Topwar)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-vi-sao-hai-quan-nga-kien-quyet-loai-bien-hai-tuan-duong-ham-hat-nhan-cuc-manh/851071.antd