Vì sao Khải Hoàn Môn được bọc vải?

Khải Hoàn Môn ở Paris, Pháp được bọc vải để tưởng nhớ nghệ sĩ quá cố Christo Vladimirov Javacheff, người đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Khải Hoàn Môn ở thủ đô Paris, Pháp được bao phủ bởi 25.000 m2 vải nhựa trong những ngày tới. Công trình này được thực hiện để tưởng nhớ nghệ sĩ quá cố Christo Vladimirov Javacheff, gốc Bulgaria. Ảnh: AFP.

Ông Christo cùng vợ Jeanne-Claude Denat de Guillebon là những người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật độc đáo bằng cách sử dụng vải để bọc các công trình nổi tiếng. Ảnh: Reuters.

Khi còn sống, ông Christo cùng người vợ đã quá cố từng mơ ước thực hiện tác phẩm nghệ thuật bọc vải Khải Hoàn Môn. Nhưng ông cùng vợ đã qua đời trước khi thực hiện được dự án. Ảnh: Reuters.

Cháu trai của Christo là Vladimir Javacheff đã thay ông thực hiện giấc mơ. Chi phí để bọc vải Khải Hoàn Môn lên đến 16,5 triệu USD. Ông Javacheff đã hợp tác với bảo tàng Pompidou và nhà chức trách Pháp để thực hiện dự án. Ảnh: RTE.

Việc thi công được hoàn thành vào ngày 18/9 và duy trì cho đến ngày 3/10. Khải Hoàn Môn sẽ mở cửa cho khách tham quan trong suốt 16 ngày triển lãm. Ảnh: RTE.

Rất đông khách tham quan quá trình bọc vải Khải Hoàn Môn. Lúc còn sống, cặp đôi nghệ sĩ Christo đã bọc vải nhiều công trình lớn như cầu Pont Neuf ở Paris, tòa nhà Quốc hội Reichstag ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP.

Các dự án nghệ thuật của cặp đôi Christo thường rất tốn kém. Nó gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, nhưng thường gây nên sự tranh cãi và phải mất nhiều năm để chuẩn bị. Ảnh: Reuters.

Một trong những thách thức lớn nhất của các dự án nghệ thuật bọc vải các công trình nổi tiếng là tìm kiếm sự chấp thuận của nhà chức trách địa phương. Họ còn phải thuyết trình về giải pháp kỹ thuật, những tác động nếu có với môi trường và tìm kiếm tài trợ. Ảnh: Reuters.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/vi-sao-khai-hoan-mon-duoc-boc-vai-post1262996.html