Vì sao người Neanderthal huyền thoại đột ngột biến mất khỏi Trái đất?

Người Neanderthals được coi là 'anh em' gần gũi của loài người hiện đại Homo sapiens. Tuy nhiên, người Neanderthals tuyệt chủng vào khoảng 40.000 năm trước và để lại bí ẩn lớn.

Vào khoảng 300.000 năm trước, người Homo sapiens (tổ tiên của người hiện đại) xuất hiện lần đầu trên Trái đất. Vào thời điểm đó, người Homo sapiens - "anh em" của người Neanderthals - là một trong khoảng 9 loài người sơ khai còn sống vào thời điểm đó.

Vào khoảng 300.000 năm trước, người Homo sapiens (tổ tiên của người hiện đại) xuất hiện lần đầu trên Trái đất. Vào thời điểm đó, người Homo sapiens - "anh em" của người Neanderthals - là một trong khoảng 9 loài người sơ khai còn sống vào thời điểm đó.

Thế nhưng, người Neanderthals tuyệt chủng vào khoảng 40.000 năm trước và duy chỉ có người Homo sapiens tồn tại đến ngày nay. Từ đây, công chúng tò mò vì sao người Neanderthals biến mất khỏi Trái đất dù có nhiều đặc điểm tương đồng giống người Homo sapiens, bao gồm cả bộ não?

Trước câu hỏi này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã vào cuộc tìm hiểu nhằm giải mã lý do khiến người Neanderthals tuyệt chủng. Theo các nhà khoa học, những bằng chứng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới trong thời quan qua cho thấy người Neanderthals có cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và sở hữu nhiều kỹ năng phát triển sớm như bện sợn, đan lưới. Họ được xem là những thợ săn siêu hạng.

Đặc biệt, người Neanderthals có hộp sọ to hơn cả Homo sapiens vì có một bộ não lớn. Thói quen ăn nhiều tinh bột đã góp phần thúc đẩy bộ não của người Neanderthals phát triển một cách nhanh chóng, tăng gấp đôi kích thước chỉ trong 200.000 năm.

Laurent Nguyen, nhà thần kinh học tại Đại học Lìege ở Bỉ, cho hay người Neanderthal đã ở châu Âu trước người Homo sapiens rất lâu. Do đó, người Neanderthal chắc chắn đã thích nghi với môi trường và khí hậu ở đó trước tổ tiên của chúng ta, bao gồm cả các loại mầm bệnh.

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến người Neanderthal thất bại trong cuộc chiến sinh tồn trong khi người Homo sapiens tồn tại đến ngày nay trở thành bí ẩn lớn.

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science cung cấp lời giải cho bí ẩn trên. Theo các nhà khoa học, một đột biến gen ở Homo sapiens cho phép tổ tiên của chúng ta phát triển nhiều tế bào thần kinh hơn trong tân vỏ não - một khu vực của não liên quan đến chức năng nhận thức.

Phiên bản gen người hiện đại, được gọi là TKTL1, khác với phiên bản của người Neanderthal chỉ bởi một trong các khối cấu tạo axit amin của nó.

Sự thay thế này về cơ bản được tìm thấy ở tất cả người hiện đại. Thế nhưng, nhiều loài người như: Neanderthal, người Denisovan và các loài linh trưởng khác đều không có đột biến này và đã tuyệt chủng.

Trước phát hiện này, Brigitte Malgrange, nhà sinh học thần kinh phát triển tại Đại học Lìege, nhận định một sự thay đổi axit amin đơn lẻ thực sự quan trọng và có thể dẫn đến những ảnh hưởng đáng kinh ngạc đối với não bộ. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, sự khác biệt này giúp người Homo sapiens có khả năng sinh tồn cao hơn người Neanderthal.

Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo NYT)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-nguoi-neanderthal-huyen-thoai-dot-ngot-bien-mat-khoi-trai-dat-1755176.html