Vì sao phi tần phải tuẫn táng khi hoàng đế băng hà?

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, hoàng đế băng hà là một sự kiện lớn gây ra nhiều 'biến cố' ở chốn hậu cung. Trong số này có không ít phi tần thực hiện tuẫn táng cùng nhà vua quá cố.

Hậu cung của hoàng đế Trung Quốc dưới thời phong kiến có tới hàng ngàn phi tần mỹ nữ. Nhiều người bước chân vào chốn hoàng cung muốn có cuộc sống xa hoa, sung túc và có địa vị cao nếu được nhà vua ân sủng. Thế nhưng, khi hoàng đế băng hà, cuộc sống của các phi tần, mỹ nữ có sự thay đổi lớn.

Trong số này, hoàng hậu hay mẹ của tân vương sẽ được phong làm hoàng thái hậu sau khi hoàng đế băng hà.

Đối với những phi tần sinh con trai cho hoàng đế, hoàng tử được nhà vua phong vương thì có thể dẫn theo mẹ đẻ đến đất phong sinh sống suốt quãng đời còn lại.

Trong khi ấy, những phi tần, mỹ nữ có địa vị thấp trong hậu cung sẽ phải thực hiện tuẫn táng theo hoàng đế sau khi nhà vua băng hà.

Những phi tần này không sinh được người con nào cho hoàng đế hoặc chưa từng được nhà vua ân sủng.

Do vậy, khi nhà vua chết, những phi tần này bị ép phải nhận án tử dù không mong muốn hay cầu xin thảm thiết.

Sở dĩ hoàng cung Trung Quốc thời phong kiến làm như vậy vì quan niệm những phi tần tuẫn táng theo nhà vua sẽ theo hoàng đế sang thế giới bên kia.

Tại thế giới bên kia, những phi tần này sẽ tiếp tục hầu hạ hoàng đế để ông có cuộc sống giàu sang, phú quý như khi còn sống.

Phương thức tuẫn táng của các phi tần theo hoàng đế thường là treo cổ.

Theo sử sách, khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà, 40 phi tần thực hiện tuẫn táng. Đến khi Minh Thành Tổ qua đời, 30 cung phi phải tự sát để sang thế giới bên kia tiếp tục hầu hạ nhà vua quá cố.

video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (nguồn: VTV4)

Tâm Anh (theo TTZ)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-phi-tan-phai-tuan-tang-khi-hoang-de-bang-ha-1343732.html