Vì sao tàu sân bay Trung Quốc còn kém xa Mỹ?

Thiếu đi thiết bị phóng máy bay thủy lực, các tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới san bằng được khoảng cách với hàng không mẫu hạm Mỹ.

Thiết bị phóng máy bay thủy lực trên các tàu sân bay Mỹ được coi là một trong những công nghệ quân sự hiện đại, tuyệt mật nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Commons.

Hệ thống này sẽ đưa các máy bay phản lực hàng hàng chục tấn di chuyển từ tốc độ bằng 0 vọt lên tốc độ khoảng 120 km/h chỉ trên quãng đường băng ngắn ngủi hơn 200 mét để chúng có thể đạt được tốc độ bay tối thiểu sau khi hết đường băng. Nguồn ảnh: Ebaum.

Hệ thống này bao gồm hai bộ phận, một là bộ phận trên đường băng có tác dụng như một cái móc, được khóa chặt vào càng máy bay trước. Bộ phận dưới đường băng bao gồm các pít-tông nén hơi nước ở áp suất cao. Khi thả pit-tông nén, hệ thống móc sẽ kéo máy bay vọt đi trên đường băng để nó đạt được đến tốc độ cần thiết. Nguồn ảnh: Commons.

Hiện tại, phía Trung Quốc vẫn chưa thể làm chủ được công nghệ phóng này và bằng chứng là tàu sân bay Type 001 mà Trung Quốc vừa mới hạ thủy phải thiết kế đường băng theo kiểu cầu nhảy truyền thống. Các hình ảnh được cho là của tàu sân bay thứ hai do Trung Quốc tự đóng, chiếc Type 002 cũng được thiết kế với cách thức tương tự. Nguồn ảnh: Commons.

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, việc Trung Quốc chưa thể nghiên cứu được một hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay như của Mỹ là do vấn đề vật liệu. Việc chế tạo được một loại vật liệu chịu được ma sát lớn, đủ bền để di chuyển với tốc độ cực nhanh và còn kéo theo cả một chiếc máy bay phản lực rõ ràng không phải là điều đơn giản. Nguồn ảnh: Schosun.

Thêm vào đó, các loại máy bay phản lực của Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng sử dụng hệ thống kéo này ngay cả khi Trung Quốc có thể thiết kế ra được một hệ thống phóng máy bay y hệt như của Mỹ. Các càng máy bay phản lực của Trung Quốc sẽ phải được thiết kế lại và tăng cường thêm độ bền thì mới có thể đủ sức chịu đựng lực kéo theo chiều ngược lại hoàn toàn so với thiết kế ban đầu (vốn được thiết kế để chịu lực tác động từ phía trước ra sau khi máy bay hạ cánh). Nguồn ảnh: Pixabay.

Thêm vào đó, hệ thống này cũng đòi hỏi một chi phí bảo trì cực kỳ lớn do có độ bền không cao và đặc biệt là cực kỳ dễ xảy ra tai nạn nếu không làm chủ được hoàn toàn công nghệ này. Phía Trung Quốc có thể đã sản xuất được các phiên bản thử nghiệm của những hệ thống phóng này nhưng vẫn còn phải rất lâu nữa mới có thể ứng dụng được vào thực tế. Nguồn ảnh: Scott.

Do sử dụng nén hơi nước áp suất để tác dụng lực lên các pit-tông phóng nên hệ thống náy của Mỹ có một nhược điểm đó là... tốn nước và tạo sương mù rất dày đặc trên sàn máy bay sau mỗi cú phóng. Hiện tại, các tàu sân bay đời mới thuộc lớp Ford của Mỹ đang được ứng dụng công nghệ phóng máy bay bằng điện từ, giúp tiết kiệm hơi nước và tăng độ bền của hệ thống. Nguồn ảnh: Scott.

Tuy nhiên, rất có thể trong tương lai các hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay sẽ không còn có tác dụng thực sự quan trọng như hiện tại vì các loại máy bay đời mới như F-35B hiện tại đều đã có khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Thậm chí Liên Xô trước đây cũng đã từng cho ra đời một loại máy bay có khả năng cất-hạ cánh thẳng đứng, hoàn toàn không cấn đường băng chạy đà. Nguồn ảnh: Digg.

Cânhj cảnh hệ thống trợ lực cất cánh trên các tàu sân bay hiện đại của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

Tất cả các máy bay phản lực khi nhận được lệnh sẽ chạy động cơ hết công suất, sau khi đạt được tốc độ vòng quay động cơ tối đa, hệ thống sẽ phóng chiếc máy bay đến hết đường băng để nó có thể đạt được tốc độ cất cánh cần thiết. Nguồn ảnh: Toocat.

Không chỉ các máy bay phản lực, các máy bay sử dụng động cơ cánh quạt trên tàu sân bay cũng được cất cánh theo cách này. Nguồn ảnh: Youtube.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-tau-san-bay-trung-quoc-con-kem-xa-my-885905.html