Vị vua nào bị người đời mỉa mai là 'tổ sư của nghề nịnh nọt'?

Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh 'tổ sư của nghề nịnh nọt'.

1. Triều Nguyễn (1802-1945) trải qua bao nhiêu đời vua trị vì?

icon

11

icon

12

icon

13

Câu trả lời đúng là đáp án C: Triều Nguyễn thành lập năm 1802 khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế; kết thúc năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì, gồm: Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1820-1841), Triệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883), Dục Đức (1883), Hiệp Hòa (1883), Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), Đồng Khánh (1885-1889), Thành Thái (1889-1907), Duy Tân (1907-1916), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945).

2. Hoàng hậu đầu tiên và cuối cùng của triều Nguyễn là ai?

icon

Thừa Thiên Cao hoàng hậu, Nam Phương hoàng hậu

icon

Thuận Thiên Cao hoàng hậu, Nam Phương hoàng hậu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thuận Thiên Cao hoàng hậu Nguyễn Thị Đang là phi tần của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng. Thừa Thiên Cao hoàng hậu Tống Thị Lan, người vợ đầu của vua Gia Long mới là hoàng hậu đầu tiên triều Nguyễn. Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan, vợ vua Bảo Đại là hoàng hậu cuối cùng. Cuộc đời hai hoàng hậu cùng tên Lan có nhiều trắc trở. Cho đến nay, sử sách cũng chưa lý giải vì sao từ thời vua Minh Mạng trở đi đều để trống ngôi vị chủ hậu cung, chỉ ban tước cao nhất là hoàng quý phi, giúp hoàng thái hậu trông coi lương thực, chỉnh tề công việc bên trong.

3. Triều Nguyễn có 3 vị vua chống Pháp, sau đó bị lưu đày ở ngoại quốc, đó là những vua nào?

icon

Phúc Kiến - Duy Tân - Bảo Đại

icon

Đồng Khánh - Hàm Nghi - Thành Thái

icon

Hàm Nghi - Thành Thái - Duy Tân

Câu trả lời đúng là đáp án C: Hàm Nghi (1872 - 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Thành Thái (1879 - 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn. Ông tại vị từ năm 1889 đến năm 1907. Duy Tân (1900 - 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, sau vua Thành Thái. Ông tại vị ngôi Hoàng đế từ năm 1907 tới năm 1916. Đây là 3 vị vua yêu nước, đã tham gia các hoạt động chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, sau đó, cả 3 vua đều bị bắt giữ và lưu đày ra ngoại quốc

4. Trường Quốc học Huế được vua nào trong 3 vua chống Pháp đề xuất xây dựng?

icon

Hàm Nghi

icon

Thành Thái

icon

Duy Tân

Câu trả lời đúng là đáp án B: Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, tiếng Pháp và cho cả con cái cùng theo học. Năm 1896, trường Quốc học Huế được xây dựng, theo gợi ý của vua Thành Thái với Thượng thư Ngô Đình Khả và chính quyền thực dân Pháp đồng ý. Các công trình chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền ở Huế cũng được xây dựng trong giai đoạn này.

5. Bị thực dân Pháp lưu đày, vị vua triều Nguyễn nào sau đó đã gia nhập quân Đồng Minh chống Phát xít Đức?

icon

Gia Long

icon

Bảo Đại

icon

Thành Thái

Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1916 vua Thành Thái bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân với ý định khởi nghĩa. Dự định này thất bại, Duy Tân bị bắt ngày 6/5. Ngày 3/11 cùng năm, ông bị đưa đến đảo Réunion ở Ấn Độ Dương lưu đày cùng vua cha Thành Thái. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), Duy Tân gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26/12/1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hòa Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.

6. Từ Dụ (người dân thường gọi là Từ Dũ) chỉ một người phụ nữ Nam Bộ nổi tiếng dưới thời nhà Nguyễn. Bà là ai?

icon

Hoàng thái hậu

icon

Một nữ tướng

icon

Một danh y

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (1810-1902), thường được biết đến với tôn hiệu là Từ Dụ Hoàng thái hậu hay Nghi Thiên Thái hoàng thái hậu. Bà vốn là chính thất nguyên phối Quý phi của vua Thiệu Trị, thân mẫu của vua Tự Đức. Bà là trưởng nữ của vị công thần Thượng thư bộ lễ Phạm Đăng Hưng dưới triều Gia Long và Minh Mệnh. Từ thuở sinh thời cho đến lúc quy tiên, Hoàng thái hậu Từ Dụ luôn sống mẫu mực, là người nhân từ, cần kiệm, giản dị, hiếu thảo và hiếu học. Tên hiệu đúng của bà là Từ Dụ, nghĩa là "nhân từ" và "độ lượng". Song về sau, do một sự lầm lẫn người ta viết chữ "Dụ" thành "Dũ", lâu ngày thành thói quen không đổi.

7. Vua nào của triều Nguyễn bị người đời mỉa mai là sư tổ của nghề nịnh nọt?

icon

Khải Định

icon

Gia Long

icon

Đồng Khánh

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1885, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Ông là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục. Nhà vua lên ngôi năm 31 tuổi, trị vì từ năm 1916 đến năm 1925 trong giai đoạn Pháp thuộc, tại vị gần 10 năm và mất vào năm 40 tuổi. Cuộc đời làm vua của Khải Định được sử sách ghi chép lại với những cuộc ăn chơi tráng tác và nổi tiếng về nịnh nọt kẻ thù (thực dân Pháp) nên trong dân gian vẫn thường lưu truyền câu ca dao mỉa mai “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.

8. Ông vua nào có được "vợ nhặt" đầy may mắn?

icon

Tự Đức

icon

Gia Long

icon

Duy Tân

Câu trả lời đúng là đáp án B: Sách Việt Nam phong tình cổ lục ghi: Trong những ngày đi lánh nạn, một lần chúa một mình trốn về cù lao Ông Chưởng. Bên bờ sông, gần chỗ ông đang ẩn mình, có một cô thôn nữ trông xinh xắn đang lội bắt cá. Thế rồi, cô gái bị thụt xuống một hố sâu. Nguyễn Ánh đã quên bản thân đang bị lùng bắt, vụt lao ra cứu người đẹp. Cô gái này cảm kích, nắm rịt lấy tay ông kéo về nhà bắt… sống chung, vì theo tục lệ ở đây, khi người con gái nào đã bị người con trai ôm rồi thì buộc phải lấy người đó làm chồng. Thế là cuộc tình duyên bất đắc dĩ này mở ra một đường sống cho chúa Nguyễn, nhờ đó ông được nhà vợ giấu kín; thậm chí còn giúp đi thăm dò, tìm kiếm giúp Nguyễn Ánh các cận thần đang lưu tán để tụ họp lại, bàn mưu tiếp tục sự nghiệp “phục quốc”. Dân gian lưu truyền rằng, khi đã lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh đã mất hẳn ký ức về người vợ nhặt này.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-vua-nao-bi-nguoi-doi-mia-mai-la-to-su-cua-nghe-ninh-not-post1339896.tpo