Viêm xoang khi mang thai, bà bầu cần làm gì để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé?

Mẹ bầu xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng xoang mũi và thường hay bị nghẹt mũi, đau họng. Nếu xuất hiện tình trạng này đồng nghĩa với việc bạn bị viêm xoang khi mang thai.

Nội dung:

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang khi mang thai
2. Mức độ phổ biến của bệnh viêm xoang ở bà bầu
3. Những dấu hiệu viêm xoang ở phụ nữ mang thai
4. Các dạng viêm xoang khi mang thai
5. Viêm xoang khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?
6. Điều trị viêm xoang khi mang thai
7. Ngăn ngừa viêm xoang cho bà bầu
8. Bà bầu bị viêm xoang cần gặp bác sĩ khi nào?

Viêm xoang xảy ra là tình trạng lớp niêm mạc ở các xoang bị sưng. Điều này sẽ gây ra cản trở dòng chảy của chất nhầy ra khỏi các xoang. Ngoài ra, tình trạng này còn dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, làm tăng áp lực hoặc gây ra những khó chịu lên vùng mắt, mũi hoặc má.

Viêm xoang khi mang thai thì việc uống thuốc là điều đầu tiên cần nghĩ tới. Tuy nhiên, uống thuốc viêm xoang khi mang thai liệu có đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Bài viết này sẽ giúp phụ nữ mang thai tìm hiểu tổng quan về bệnh viêm xoang khi mang thai để chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai tốt.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai xảy ra điển hình bởi các nguyên nhân dưới đây:

- Viêm xoang khi mang thai xảy ra do hệ miễn dịch trở nên suy yếu khi mang thai và làm tăng khả năng bị viêm xoang do tình trạng nhiễm khuẩn, nấm và virus.

- Yếu tố nội tiết tố thai kỳ cũng khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn đối với bà bầu. Trong khi các hormone làm tăng hoạt động lưu thông máu trong các mạch và màng gây ra tình trạng sưng và hiện tượng tắc nghẽn, chảy dịch mũi sau.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang khi mang thai như: Nhiễm lạnh, cảm cúm, bà bầu bị viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, dị ứng phấn hoa hoặc bị chấn thương đầu mũi dẫn đến phản ứng viêm.

2. Mức độ phổ biến của bệnh viêm xoang ở bà bầu

Theo các nghiên cứu của chuyên gia cho biết rằng có từ 20% đến 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở có biểu hiện của các bệnh như viêm mũi và viêm xoang. Trong khi đó có từ 10% đến 30% phụ nữ này xuất hiện các triệu chứng tăng cao khi mang thai.

Viêm xoang do vi khuẩn chính là một nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm xoang và cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Yếu tố nội tiết tố thai kỳ cũng khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn - Ảnh Internet

Yếu tố nội tiết tố thai kỳ cũng khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn - Ảnh Internet

3. Những dấu hiệu viêm xoang ở phụ nữ mang thai

Khi bệnh viêm xoang xảy ra ở phụ nữ mang thai có thể phát triển và xuất hiện các triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm trùng và bệnh viêm xoang như:

- Bà bầu bị sổ mũi.

- Xuất hiện tình trạng đau tai ở mẹ bầu.

- Các dấu hiệu như đau họng, ho khan, ho nhiều,...

- Khi hơi thở có mùi khó ngửi.

- Bị dịch nhầy làm nghẹt mũi.

- Mất đi khứu giác, vị giác khiến cơ thể mệt mỏi.

- Sốt cao ở bà bầu do phản ứng dị ứng.

- Bị đau đầu khi bà bầu thực hiện hành động nhai hoặc nghiêng đầu.

4. Các dạng viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang ở bà bầu cũng có hai dạng là dạng cấp tính và dạng mạn tính.

Viêm xoang cấp tính ở bà bầu là dạng bệnh nhiễm trùng kéo dài tạm thời, thời gian khoảng 4 tuần và xảy ra do nguyên nhân cảm lạnh hoặc dị ứng. Điều này khiến khoang xoang bị chặn và ngăn chất nhầy thoát nước. Lúc này các triệu chứng sẽ lên đến đỉnh điểm.

Trong khi đó tình trạng nhiễm trùng xoang kéo dài từ 4 tuần đến 12 tuần ở bà bầu là tình trạng viêm xoang bán cấp.

Viêm xoang mạn tính phát triển khi các triệu chứng nhiễm trùng xoang có thời gian kéo dài trên 12 tuần và tiếp tục trong những tháng tiếp theo.

5. Viêm xoang khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

Lo lắng khi bị viêm xoang thời điểm mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Đây là lo lắng không quá cần thiết vì viêm xoang khi mang thai hoặc những dạng nhiễm trùng khác không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi vì nhau thai có tác dụng giúp sàng lọc hầu hết các yếu tố độc hại để chống lại bệnh tật ở bé.

Viêm xoang khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không? - Ảnh Internet

6. Điều trị viêm xoang khi mang thai6.1. Điều trị viêm xoang cho bà bầu không cần dùng thuốc

Thực tế, việc sử dụng thuốc điều trị viêm xoang cho bà bầu có một số trường hợp không cần thiết. Khi bà bầu bị viêm xoang, nên lựa chọn điều trị viêm xoang khi mang thai không sử dụng thuốc với một số biện pháp an toàn giúp làm giảm tình trạng viêm xoang như:

- Kê cao đầu khi ngủ có tác dụng giúp bà bầu dễ thở hơn và giúp ngăn ngừa các cơn ho ở bà bầu.

- Nên xông hơi bằng nước ấm mỗi ngày 2 lần, xông hơi sẽ giúp làm loãng chất nhầy giúp viêm xoang ở bà bầu giảm bớt triệu chứng khó chịu.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm nhằm giữ ấm mũi và giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh khi bà bầu đang ngủ.

- Bổ sung chất lỏng, uống nhiều nước, nước ép trái cây, súp nhằm giữ ẩm cho cơ thể là điều rất quan trọng trong việc giúp bạn chống lại bệnh nhiễm trùng.

- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi.

- Trường hợp viêm xoang khi mang thai khiến bà bầu bị đau họng thì nên lựa chọn nước muối ấm để súc miệng hoặc uống nước mật ong chanh giúp giảm triệu chứng đau họng.

- Bà bầu bị viêm xoang cần ngủ đủ giấc giúp cải thiện hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.

- Ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

- Các tường hợp viêm xoang khi mang thai khiến bà bầu bị nhức đầu có thể chườm nóng, chườm lạnh cổ, vai hoặc trán.

- Thực hiện tập thể dục hoặc tắm nước nóng cũng đem lại hiệu quả giảm tình trạng đau đầu ở bà bầu bị viêm xoang.

6.2. Điều trị viêm xoang bằng thuốc cho bà bầu

Trước khi quyết định điều trị viêm xoang bằng thuốc cho bà bầu, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn loại thuốc để sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm xoang cấp tính gồm cefprozil, amoxicillin-clavulanate. Acetaminophen cũng an toàn khi sử dụng trong thai kỳ có tác dụng giảm đau.

Ngoài việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc trị ho có thể điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trong thời gian ngắn và an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng.

Ngoài ra,một vài điều Cần lưu ý gì khi điều trị viêm xoang bằng thuốc mà mẹ bầu nên biết.

Bà bầu bị viêm xoang có thể điều trị bằng thuốc - Ảnh Internet

7. Ngăn ngừa viêm xoang cho bà bầu

Một vài biện pháp đem lại hiệu quả giúp ngăn ngừa viêm xoang, nhiễm trùng xoang khi mang thai đối với bà bầu có thể áp dụng như:

- Tránh các khu vực có nhiều khói bụi.

- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm.

- Chú ý giữ gìn và dọn dẹp khu vực sinh hoạt của gia đình, môi trường xung quanh sạch sẽ.

- Bổ sung các loại trái cây, rau củ, sữa chua giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa kẽm để bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

8. Bà bầu bị viêm xoang cần gặp bác sĩ khi nào?

Thông thường, bệnh viêm xoang sẽ giảm nhẹ các triệu chứng thông qua các biện pháp khắc phục và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không cải thiện hoặc tình hình bệnh viêm xoang khi mang thai trở nên nặng hơn thì bà bầu cần liên hệ với bác sĩ để thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Xuất hiện đờm xanh hoặc vàng khi ho.

- Bà bầu bị sốt trên 38 độ C.

- Mất ngủ, khó ăn ở bà bầu viêm xoang.

- Khi tình trạng nhiễm trùng viêm xoang tái phát.

Khi bà bầu bị viêm xoang không có tiến triển tốt, bác sĩ sẽ cho bà bầu sử dụng thuốc để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé. Do đó, viêm xoang khi mang thai thì mẹ cần chăm sóc tốt sức khỏe bản thân. Ngoài việc sử dụng thuốc cũng nên áp dụng các biện pháp điều trị tự nhiên nhằm giảm bớt triệu chứng và giúp phục hồi bệnh tốt hơn.

Bệnh viêm xoang ăn thịt gà, nên hay không?

Nguyễn Hiền

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/viem-xoang-khi-mang-thai-ba-bau-can-lam-gi-de-bao-ve-suc-khoe-me-va-be-4120201010821688.htm