Việt Nam bất ngờ hồi sinh rocket chống ngầm 'khủng'

Từng có mặt trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam trước khi bị loại biên cùng các tàu hộ vệ chống ngầm Project 201, rocket chống ngầm RBU-1200 từ là một trong những vũ khí chống ngầm mạnh nhất của quân đội ta.

Theo đó, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tổng cộng 8 tàu chống ngầm thuộc Project 201, tại Việt Nam các tàu này được gọi đơn giản là tàu chống ngầm 200 tấn, chúng phục vụ trong giai đoạn giữa thập niên 1960 đến khoảng thập niên 1980 thì bị loại biên. Cùng với sự ra đi của biên đội tàu Project 201 là các tổ hợp rocket chống ngầm RBU-1200. Nguồn ảnh: Vũ khí Việt Nam

Thế nhưng mới đây trong phóng sự “Chủ động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất quốc phòng” trên Truyền hình Quân đội cho thấy các cán bộ kỹ sư của Viện Công nghệ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đang tiến hành cải tiến các tổ hợp rocket RBU-1200. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội

Dựa trên những hình ảnh có được từ phóng sự trên có thể thấy, RBU-1200 đã được Viện Công nghệ khôi phục tình trạng chiến đấu cũng như có một số cải tiến dành cho tổ hợp vũ khí chống ngầm này. Và nhiều có khả năng RBU-1200 sẽ được Viện Công nghệ tích hợp thêm một số công nghệ mới. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội

Hiện vẫn chưa rõ Viện Công nghệ đã có thể nắm được công nghệ sản xuất RBU-1200 hay chưa, nhưng việc khôi phục và cải tiến khả năng chiến đấu của tổ hợp vũ khí này sau nhiều năm ngưng sử dụng đã cho thấy được quyết tâm các cán bộ, kỹ sư của Viện Công nghệ trong việc chủ động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất quốc phòng. Nguồn ảnh: Truyền hình Quân đội

Ở thời điểm hiện tại vẫn còn quân đội nhiều nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục sử dụng các tổ hợp rocket chống ngầm RBU-1200 trong đó có cả Nga, do đó việc Việt Nam “hồi sinh” và tái đưa vào trang bị lại tổ hợp vũ khí này trong tương lai là điều có thể xảy ra. Bản thân RBU-1200 không chỉ có thể trang bị trên tàu chiến mà nó cũng có thể được tích hợp cho các cứ điểm phòng thủ ven bờ hoặc các đảo tiền tiêu. Nguồn ảnh: kchf.ru

Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu chống ngầm Project 201 gồm: lượng giãn nước tiêu chuẩn 170 tấn và lên tới 215 tấn khi mang đầy tải; chiều dài 42 m; chiều rộng 6 m; mớn nước 1,8 m; thủy thủ đoàn 30 người. Nguồn ảnh: airbase.ru

Lớp tàu chống ngầm này được trang bị 3 động cơ diesel với công suất máy lớn nhất 7.500 mã lực, cho tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 1.100 hải lý khi chạy ở vận tốc tối ưu kinh tế 13 hải lý/h. Nguồn ảnh: Tsushima.su

Còn về vũ khí chiến đấu, Project 201 được tích hợp 2 hải pháo nòng đôi 2M-3 cỡ 25 mm bố trí trước - sau, 4 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-1200, ngoài ra còn có giá để thả thủy lôi và bom chìm. Nguồn ảnh: Tsushima.su

Cận cảnh bốn tổ hợp rocket RBU-1200 của tàu Project 201 được bố trí phía trước ngay sau đó là hải pháo 2M-3 dành cho nhiệm vụ phòng không và cả chống tàu. Nguồn ảnh: Tsushima.su

Tổ hợp rocket RBU-1200 là một trong năm tổ hợp rocket chống ngầm được Liên Xô phát triển dành riêng cho lực lượng hải quân, trong đó RBU-1200 gần như là tổ hợp có cỡ nòng lớn nhất lên đến 253mm, chính vì vậy mà nó còn có biệt danh “bão”. Nguồn ảnh: Pogranichnik.ru

Mỗi tổ hợp RBU-1200 được trang bị năm ống phóng, mang theo các đạn rocket chống ngầm RGB-12 nặng 73kg; dài 1.380mm; cỡ nòng 253mm. Do sử dụng cỡ nòng lớn nên tốc độ bắn của RBU-1200 khá chậm vào khoảng 2.5 phút mỗi phát và việc nạp đạn được thực hiện hoàn toàn thủ công. Nguồn ảnh: airbase.ru

Tầm bắn hiệu quả của RBU-1200 với đạn RGB-12 là hơn 1.200 mét và được trang bị đầu đạn nổ cực mạnh nặng 32kg, tốc độ lặn của đạn RBU-1200 khi xuống nước vào khoảng 6,2m/s và có thể hoạt động ở độ sâu lên đến 300 mét với phạm vi kích nổ gây sát thương dưới nước là 6 mét. Nguồn ảnh: airbase.ru

Mời độc giả xem video: Sức mạnh rocket chống ngầm RBU-6000 của Hải quân Việt Nam.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-bat-ngo-hoi-sinh-rocket-chong-ngam-khung-1113323.html