Việt Nam cần cân đối tốt hơn giữa tăng trưởng và môi trường, xã hội

Chuyên gia thể hiện tâm lý lo lắng khi ô nhiễm không khí tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có xu thế gia tăng.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành

Sáng ngày 6/1/2020 tại TP.HCM đã diễn ra Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: “Cơ hội tăng tốc & bứt phá”, do Ban Kinh tế Trung ương và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì, Hiệp hội Các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO), Diễn đàn Đầu tư BizLIVE.vn tổ chức.

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2019, nhận định về những cơ hội thách thức năm 2020 cũng như những việc Việt Nam cần phải làm để duy trì được tăng trưởng kinh tế cũng như cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc, nếu được chọn hai từ khóa cho kinh tế Việt Nam năm 2019, ông sẽ chọn từ gian nan và dũng cảm. Ông Lộc nhấn mạnh hai từ khóa của năm 2019 là gian nan và dũng cảm. Theo ông Lộc, Việt Nam bước vào năm 2019 với thời tiết không thuận, có nhiều yếu tố gây ra bất lợi với kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã có 1 năm rất dũng cảm, người Việt rất dũng cảm vươn lên, trong đó đặc biệt phải kể đén cộng đồng doanh nghiệp.

Quy mô kinh tế Việt Nam tăng nhanh, lần đầu tiên Việt Nam tính vào top 50 của thế giới xét theo quy mô của nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ đang sinh sôi.

Ông Lộc chỉ ra năm 2019, Việt Nam có 140 nghìn doanh nghiệp mới, nếu tính cả các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì Việt Na có 180 nghìn doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã tăng được năng lực, xếp hạng cạnh tranh toàn cầu. Cải cách hội nhập có nhiều bước tiến quan trọng.

Nhưng bước sang năm 2020, có thể nói đây vẫn là 1 năm khó khăn, thậm chí khó khăn hơn với cộng đồng doanh nghiệp. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không giảm tốc, nếu Trung Quốc thay đổi chính sách công nghiệp tiền tê.

Ông Lộc lo ngại bởi theo quan điểm của ông, sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế đang có vấn đề. Tăng trưởng của năm nay và những năm trước chủ yếu đến từ chế biến chế tạo, dù lĩnh vực này đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế nhưng tồn kho của khu vực này tăng đến hơn 17% tính đến 30/9.

Năm nay Việt Nam đã có được 18 triệu khách du lịch, du lịch Việt Nam đang chạm đến điểm bùng phát, theo định nghĩa của WB.

Ông Lộc nhấn mạnh bất kỳ sự tăng trưởng nào sẽ gây hại nếu không có sự phát triển tương ứng. Nguồn thu từ sản xuất kinh doanh vào ngân sách nhà nước không đạt dù rằng đã điều chỉnh giảm mục tiêu. 50% mức tăng của FDI.

Xuất khẩu với phần lớn các thị trường giảm, trừ thị trường Mỹ. Tăng được xuất khẩu của thị trường Mỹ nhưng mừng cũng đi kèm với lo. 30% GDP của Việt Nam thuộc khu vực hộ kinh tế gia đình, nhóm lĩnh vực kinh tế còn hoang sơ.

Dù Việt Nam có cải thiện về môi trường kinh doanh nhưng vẫn còn chưa cao. Môi trưởng kinh doanh mới đứng thứ 5 trong ASEAN, hành trình như vậy vẫn còn rất xa để vào top 4. Dư địa lớn nhất của cải cách vẫn là thể chế.

Năm 2016, Việt Nam đã thành công khi cắt giảm điều kiện kinh doanh. Năm 2018, Việt Nam cắt giảm thêm nhiều điều kiện kinh doanh. Nếu tập trung giải quyết các điểm nghẽn về luật pháp liên quan đến đầu tư kinh doanh thì đây sẽ là điểm đột phá lớn. Như vậy có nhiều vấn đề cần triển khai trong năm tới để bức tranh kinh tế của năm tới tươi sáng hơn chứ chưa nói đến bứt phá.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành không bi quan như ông Vũ Tiến Lộc. Ông Thành chỉ ra kinh tế Việt Nam năm 2019 có nhiều điểm tích cực. Tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư tư nhân, tiêu dùng, ổn định kinh tế vĩ mô có nhiều diễn biến tốt. Dù vậy ông Thành nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần cân đối hơn nữa giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố môi trường, xã hội.

Ông Thành nhấn mạnh những cải cách mang tính nền tảng nhất mà chúng ta hy vọng, gắn với nghị quyết 01/2019 cuối cùng đã không đạt kỳ vọng. Đằng sau là hành cộng của nhà chức trách, đằng sau là hạ tầng còn thiếu. 5 năm qua Việt Nam chưa triển khai được dự án hạ tầng nào lớn.

Trước đây tỷ lệ đầu tư hạ tầng của Việt Nam trên 10%, ông Thành cho rằng như vậy quá cao. Nhưng ở hiện tại, tỷ lệ đầu tư hạ tầng lại quá thấp, chỉ quanh mức 6%. Nếu 5 năm trước, chỉ số ICOR 6,4 hoặc 6,5% thì đến năm nay ở mức 6,1%.

Theo phân tích của ông Thành, hiện tại hai thị trường lớn nhất gắn với tiền lại khó khăn. Mấy từ yếu tố cần chú ý sắp đến là giảm tốc, bất định. Mọi cái khác có thể bất định, khó khăn rủi ro. 2020 là một năm có nhiều khó khăn, áp lực lạm phát tăng cao. Quý 1/2020, áp lực lạm phát có thể đẩy chỉ số lạm phát lên trên 4%. Giờ đây với diễn biến địa chính trị Mỹ – Iran như hiện tại, lạm phát giá cả sẽ tăng.

Tăng trưởng chung công nghiệp quý 4/2019 đã chững lại, cộng với một thế giới như vậy thì Việt Nam sẽ phải cẩn thận với tăng trưởng.

NGỌC DIỆP

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/the-gioi/viet-nam-can-can-doi-tot-hon-giua-tang-truong-va-moi-truong-xa-hoi-3532169.html