Việt Nam chủ trì nhiều sự kiện quan trọng tại GEF 6

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu (GEF 6) diễn ra từ ngày 23 - 29/6 tại thành phố Đà Nẵng, ngày 26/6 đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng do phía Việt Nam chủ trì.

Quang cảnh Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN

Ngày 26/6, tiếp tục Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54 (ngày cuối cùng của Phiên họp) và các sự kiện bên lề. Phiên họp Hội đồng GEF lần thứ 54 nhằm xem xét chính sách đồng tài trợ được cập nhật; tăng cường sự hợp tác của GEF; Quy tắc cho Hệ thống phân bổ tài nguyên minh bạch (STAR) cho GEF chu kỳ 7; kế hoạch và ngân sách trong năm 2019 của GEF; chương trình làm việc; thỏa thuận thực hiện Chương trình tài trợ nhỏ cho GEF chu kỳ 7 và các thỏa thuận thực hiện Chương trình hỗ trợ quốc gia cho GEF chu kỳ 7.

Ngoài ra, còn có cuộc họp của Hội đồng Quỹ Biến đổi khí hậu Đặc biệt (SCCF)/Quỹ Ủy thác cho các nước kém phát triển (LCDF) lần thứ 24 và Diễn đàn của các tổ chức chính trị xã hội (CSO) và các sự kiện liên quan.

Đặc biệt, ngày 26/6 diễn ra 4 sự kiện quan trọng do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam chủ trì gồm: Chương trình chung tay bảo vệ đại dương; Quản lý rác thải nhựa đại dương; Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch bền vững; Thành tựu và định hướng hợp tác Việt Nam - GEF: Hợp tác cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Các sự kiện bên lề gồm: Bảy điều cần biết về GEF chu kỳ 7; Bảo tồn loài mèo khổng lồ và cảnh quan của chúng; Hệ thống điện năng lượng mặt trời; Tăng trưởng xanh lam/Sức khỏe đại dương; Tăng cường hệ thống tư duy của GEF: Từ lý thuyết đến thực hành; Đất than bùn khu vực Châu Á; Tổng quan về các chương trình tác động của GEF; Ý tưởng bảo vệ voi; Diễn đàn toàn cầu cho các thành phố bền vững; Tăng cường thực hiện năng lượng tiết kiệm hiệu quả; Đa lợi ích về bảo vệ rừng ngập mặn và đáp ứng các ưu tiên quốc gia và quốc tế; Phương thức để học hỏi, thu nhận và chia sẻ kiến thức - Thiết kế kiến trúc mới cho GEF 7 - Cổng thông tin điện tử GEF; Tư vấn về an toàn môi trường và xã hội; GEF và Cân bằng giới - đưa chính sách vào thực tiễn - nâng cao vai trò của phụ nữ thông qua việc tăng cường tiếp cận tài chính để quản lý tài nguyên bền vững...

Ngoài ra, trong ngày 26/6 cũng diễn ra Diễn đàn các tổ chức chính trị - xã hội (CSO) và các sự kiện bên lề song song: Hợp tác hiệu quả cho thay đổi toàn cầu; Sức mạnh của sự ủng hộ và các hành động môi trường đổi mới; Con đường cho các dự án và chương trình tổng hợp GEF: Sự tham gia của các bên có liên quan và cách tiếp cận giới cho GEF 7; Quan điểm của mạng lưới chính trị xã hội về hợp tác hiệu quả cho chuyển đổi bền vững; Diễn đàn Tổ chức Chính trị xã hội: Phiên toàn thể - tóm tắt nội dung các phiên song song, đề xuất các giải pháp cho Đại hội đồng và CSO.

Sáng 27/6, Phiên họp Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu lần thứ 6 chính thức khai mạc.

Nguyễn Sơn (TTXVN)

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-chu-tri-nhieu-su-kien-quan-trong-tai-gef-6-20180626212742002.htm