Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế trọng điểm?

Trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam

Hỏi:

Việt Nam có mấy vùng kinh tế trọng điểm?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án:

B. 4

Vùng kinh tế trọng điểm được Đảng và Nhà nước xác định là vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện cả nước có bốn vùng kinh tế trọng điểm gồm: Bắc Bộ, Trung Bộ, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.

Các vùng kinh tế trọng điểm là đầu mối giao thương quan trọng, làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của những vùng khác (Ảnh: Tạp chí Tài chính).

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hỏi:

Những tỉnh thành nào dưới đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh

B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình

C. Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam

D. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình

Đáp án:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập theo quyết định Thủ tướng từ tháng 9/1997 gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương với diện tích hơn 10.000km².

TP. Hà Nội là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Ảnh: Đảng cộng sản Việt Nam).

Hỏi:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có mấy tỉnh, thành trực thuộc trung ương?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án:

C. 7

Sau khi Quốc hội quyết định mở rộng địa giới thành phố Hà Nội (sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội) thì tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sau khi bổ sung là hơn 11.300km². Hiện vùng kinh tế trọng điểm này có 7 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

TP. Hải Phòng là 1 trong 7 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Ảnh: Công an TP. Hải Phòng).

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

Hỏi:

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ có mấy tỉnh, thành trực thuộc trung ương?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Đáp án:

A. 5

Vùng kinh tế Trung Bộ được thành lập từ tháng 11/1997 theo quyết định của Thủ tướng, gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định, nâng tổng số tỉnh thành ở vùng kinh tế này là 5.

TP. Đà Nẵng thuộc vùng kinh tế Trung Bộ (Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô).

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Hỏi:

Tỉnh thành nào dưới đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. TP. HCM, Long An, Bình Phước

B. TP. HCM, Bình Dương, Bến Tre

C. TP.HCM, Bình Phước, Bến Tre

D. TP. HCM, Long An, An Giang

Đáp án:

A. TP. HCM, Long An, Bình Phước

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập từ tháng 2/1998 gồm TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích tự nhiên hơn 12.600km². Từ giữa năm 2003, Thủ tướng đã quyết định mở rộng ranh giới vùng, bổ sung 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An.

TP. HCM thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Ảnh: Reatimes).

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long

Hỏi:

Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long hiện gồm mấy tỉnh thành?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án:

D. 4

Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập từ tháng 4/2009, gồm tỉnh thành: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau; rộng hơn 16.200km².

TP. Cần Thơ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: Báo Cần Thơ).

Nguyễn Trang

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/viet-nam-co-bao-nhieu-vung-kinh-te-trong-diem-76042.html