Việt Nam có nằm trong nhóm 30 nước đàm phán mua tiêm kích MiG-35?

MiG-35 được xem là một giải pháp hoàn hảo để thay thế cho tiêm kích MiG-21 huyền thoại trong nhiệm vụ phòng không, tuần tra bảo vệ không phận. Vấn đề có lẽ chỉ còn lại là chi phí mua sắm.

Trả lời báo chí bên lề triển lãm hàng không MAKS-2019, Giám đốc cơ quan hợp tác quân sự - kỹ thuật Liên bang Nga (FMTS) - ông Dmitry Shugayev cho hay, một loạt các quốc gia đã thông báo tới Nga rằng họ muốn mua tiêm kích mới nhất MiG-35. Ảnh: Wikipedia

"Chúng tôi đã nhận được những yêu cầu. Rosoboronexport và Tổng Công ty máy bay thống nhất (UAC) đang làm việc", ông Shugayev cho hay. Trong ảnh, máy bay MiG-35 với “bộ áo mới độc đáo” tại triển lãm hàng không MAKS-2019. Ảnh: Sina

Trong khi đó, Sputnik dẫn lời ông Ilya Tarasenko – Tổng Giám đốc công ty máy bay MiG nói rằng, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông quan tâm tới tiêm kích MiG-35. Ảnh: Wikipedia

"Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, nơi một số lượng lớn MiG-29 đang được vận hành, tương ứng, khu vực thuộc Đông Nam Á, Trung Đông và chúng tôi dự định đến Mỹ Latinh. Tổng cộng, các cuộc đàm phán đang diễn ra với 30 quốc gia”, - ông Tarasenko cho biết. Ảnh: Wikipedia

Với các thông tin, không thể loại trừ khả năng Việt Nam nằm trong số 30 quốc gia đang có các đàm phán về việc cung cấp máy bay tiêm kích đa năng MiG-35 – “hậu thế” của dòng MiG-21 huyền thoại năm xưa đã giúp nhân dân Việt Nam đánh thắng Không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Thực tế, từ lâu Việt Nam có nhu cầu về một loại máy bay tiêm kích thế hệ mới thay thế các máy bay chiến đấu MiG-21 đã hết hạn sử dụng. Sau khi MiG-21 về hữu, hiện Việt Nam phải tạm thời sử dụng tiêm kích – bom Su-22 đảm trách thêm vai trò bảo vệ không phận. Ảnh: Jetphotos

Tuy có khả năng tiêm kích phòng không và vốn dĩ có được thiết kế cho cả vai trò đó, nhưng nếu tính về cơ động, tốc độ thì Su-22 không thể bằng các máy bay tiêm kích đánh chặn, chiếm ưu thế trên không “chuyên nghiệp”. Do đó, dù muốn dù không Việt Nam vẫn cần một máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không thật sự. Ảnh: Airliners.net

Và MiG-35 là một giải pháp không tồi, nếu không muốn nói là quá tốt. Nó hội đủ kinh nghiệm hàng chục năm phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn. Khả năng phòng không, cơ động của nó được xem là ngang ngửa tiêm kích đa năng Sukhoi Su-35. Ảnh: Airliners.net

Ví dụ như về khả năng cơ động, MiG-35 trang bị cặp động cơ turbofan RD-33MK - phiên bản cải tiến từ dòng RD-33 trang bị cho MiG-29 nhưng tích hợp một loạt công nghệ mới như vòi phun kiểm soát véc tơ lực đẩy, giảm đáng kể tín hiệu hồng ngoại và khả năng bị phát hiện bởi khí tài quang học, hiệu quả chiến đấu tăng từ 12-15%. MiG-35 có thể đạt tốc độ tối đa 2.400km/h trên trần bay cao, tốc độ 1.450km/h ở trần bay thấp, tầm bay 2.400km, trần bay 19.000m. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống điện tử hàng không của MiG-35 thuộc hàng "tốt nhất từ trước tới nay" của dòng MiG với siêu radar mạng pha chủ động Zhuk-A/AE có tầm trinh sát 200km với mục tiêu có diện tích phản xạ radar 3m2, có thể theo dõi cùng lúc 30 mục tiêu, dẫn tên lửa hạ 6 trong số đó hoặc 4 trong số đó ở mặt đất. Ảnh: Wikipedia

Ngoài radar, MiG-35 còn trang bị trạm quang - điện OLS-UEM tích hợp cảm biến hồng ngoại có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 55km nhờ tín hiệu nhiệt động cơ phát ra, khí tài này được cho là có thể phát hiện cả máy bay tàng hình. Ảnh: Airliners.net

Tải trọng vũ khí trên MiG-35 tốt hơn nhiều so với thế hệ MiG-29 với 9 điểm treo và 6,5 tấn bom - đạn. Trên cơ sở đó, MiG-35 có thể triển khi 6-8 tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 và tầm trung - xa R-77 (RVV-AE). Có thể nói, sự kết hợp tác chiến MiG-35 bảo vệ và Su-30MK2 mang đạn đối hải/đối đất sẽ là "cặp song sát đáng sợ nhất" trên bầu trời. Vấn đề còn lại có lẽ chỉ còn là giá cả của máy bay kèm vũ khí + chi phí bảo dưỡng sửa chữa. Ảnh: Wikipedia

Theo Hoàng Lê/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/viet-nam-co-nam-trong-nhom-30-nuoc-dam-phan-mua-tiem-kich-mig-35/20190906112433860