Việt Nam đóng góp quan trọng trong CPTPP

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2018), Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Bộ Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi.

Tôi xin bày tỏ niềm vinh hạnh và vui mừng khi có được cơ hội đăng bài viết trên Đặc san của Báo TG&VN nhân dịp Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản và Việt Nam đã có lịch sử bang giao lâu đời và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước hiện nay ngày càng trở nên mật thiết hơn bao giờ hết dựa trên nền tảng quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa các Nhà lãnh đạo hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Toshimitsu Motegi bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, tháng 11/2017 tại Đà Nẵng.

Trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà tôi phụ trách với tư cách Bộ trưởng Bộ Tái thiết Kinh tế Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia thành viên có vai trò rất quan trọng ở châu Á. Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP vào ngày 23/1 năm ngoái, đã nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn phải giải quyết. Tuy nhiên, các quốc gia vừa duy trì động lực hướng tới mục tiêu Hiệp định có hiệu lực nhanh nhất vừa đẩy nhanh tốc độ đàm phán. Kết quả là Hiệp định CPTPP (hay còn gọi là TPP-11) đã được ký vào ngày 8/3 tại Chile. Tôi cho rằng Hiệp định mới này đã duy trì được tiêu chuẩn cao của TPP, vừa có được sự cân bằng giữa các quốc gia. TPP-11 đã xác lập được một luật lệ mới tự do và công bằng cho thế kỷ XXI trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trên thế giới, là thành quả mang tính thời đại đối với tương lai của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong quá trình đàm phán TPP-11, tôi đã phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, đặc biệt là với Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Chúng tôi cùng chủ trì phiên họp các Bộ trưởng TPP tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017. Trong bối cảnh các quốc gia đều có những vấn đề nhạy cảm, Nhật Bản và Việt Nam rất vất vả để điều tiết các quan điểm đối lập giữa các bên. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã nỗ lực trong vai trò điều tiết cùng với Nhật Bản, kể cả khi có những vấn đề khó khăn trong nước, Bộ trưởng vẫn đưa ra các quyết định chính xác từ quan điểm toàn diện hướng tới mục tiêu chung là TPP-11 sớm có hiệu lực.

Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP, ngày 8-9/11/2017 tại Đà Nẵng.

Tôi cho rằng, nếu không có sự nỗ lực hết mình của các Nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thì đã không thể thông qua nội dung cơ bản của TPP-11 tại Đà Nẵng và không thể ký kết TPP-11 sau đó. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những nỗ lực cống hiến của Việt Nam. Sự tin tưởng và gắn bó với Việt Nam có được thông qua quá trình đàm phán vừa rồi chính là một trong những thành quả lớn nhất.

Ngày 6/7 vừa qua, Nhật Bản đã kết thúc các thủ tục phê chuẩn trong nước và thông báo điều này với New Zealand - nước đảm nhận nhiệm vụ lưu chiểu văn kiện Hiệp định. Nhật Bản là nước thứ hai, sau Mexico, chính thức phê chuẩn. Sau Nhật Bản, Singapore cũng hoàn thành các thủ tục trong nước, như vậy là đã tiến thêm được một bước bởi để TPP-11 có hiệu lực, phải có ít nhất sáu nước thành viên phê chuẩn. Các nước thành viên TPP-11 khác cũng đang đẩy nhanh tốc độ phê chuẩn trong nước. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong sáu nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định.

Bộ trưởng Toshimitsu Motegi (bên phải) và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tại buổi họp báo về Hiệp định TPP (nay là CPTPP), tháng 11/2017 tại Đà Nẵng.

Tầm nhìn sau khi TPP-11 có hiệu lực là mở rộng luật lệ của Hiệp định ra toàn thế giới, chống lại chủ nghĩa bảo hộ nhờ vào sự gia nhập tiếp theo của các quốc gia và vùng lãnh thổ mới. Nhật Bản mong muốn tiếp tục hợp tác mật thiết với Việt Nam để mở rộng TPP-11 trong tương lai.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật - Việt, chúc cho quan hệ tốt đẹp giữa hai nước ngày càng phát triển. Bản thân tôi cũng sẽ tiếp tục cống hiến hết sức mình cho sự phát triển tình hữu nghị giữa hai nước.

Toshimitsu Motegi

Bộ trưởng Bộ Tái thiết Kinh tế Nhật Bản

Tiếng Việt (Vietnamese version)

Tiếng Nhật (Japanese version)

CPTPPにおけるベトナムの重要な貢献

記念すべき日越外交関係樹立45周年の節目に、貴紙特別号に寄稿する機会をいただきましたことは、大変光栄であり、大きな喜びです。

日本とベトナムの間には、古くから交流の歴史がありますが、現在の両国の友好関係は、クアン国家主席、フック首相と安倍総理の信頼関係の下に、かつてないほど緊密になっていると考えております。

私が経済再生担当大臣として担当するTPPにおいても、ベトナムはアジアにおける重要な参加国です。昨年

1月23日、米国のトランプ大統領がTPPからの離脱を宣言して以降、多くの困難な課題がありましたが、早期発効に向けた各国のモメンタムを維持しながら、非常に速いスピードで、3月8日にチリでCPTPP協定( TPP-11)の署名に至ることができました。TPP協定のハイスタンダードを維持しつつ、バランスの取れた協定を実現することができたと考えております。TPP11は、世界に保護主義が台頭する中で、自由で公正な21世紀型の新しいルールを確立するものであり、アジア・太平洋地域の将来にとって画期的な成果であります。

TPP11の交渉では、ベトナム、特にアイン商工大臣と緊密に連携し、昨年11月にダナンで開催されたTPP閣僚会合では、私もアイン大臣とともに共同議長を務めさせていただきました。各国がセンシティビティを抱える中で、日本はベトナムとともに、各国間の対立点を調整することに汗をかきました。アイン大臣には、我が国とともに調整役として奮闘していただき、また、難しい国内事情もある中で、TPP11の早期発効という共通の目標の下、大局的な観点からご決断をいただいたと考えています。

このように、ベトナム政府首脳、そしてアイン大臣のご尽力がなければ、ダナンでのTPP11大筋合意、そしてその後のTPP11署名は成し得なかったものと考えており、ベトナムのご貢献に改めて、心より感謝申し上げます。この間の交渉を通じて得られたベトナムとの信頼と結束は、最大の成果の1つではないかと考えております。

7月6日には、日本として国内手続を完了し、その旨を寄託国のニュージーランドに通報いたしました。これは、メキシコに次いで2か国目であり、我が国に続いてシンガポールも国内手続を終え、TPP11発効の条件である6か国での国内手続き完了にまた一歩前進したところです。他のTPP11参加国においても国内手続が加速しているところであり、是非、ベトナムも発効当初の6か国に入っていただけることを強く期待しております。

TPP11が発効した後には、新たな国・地域の加盟により、保護主義に対して、

TPPの新しいルールを世界に拡大していくことが視野に入ってまいります。今後のTPPの拡大についても、ベトナムと緊密に連携していきたいと考えています。

最後になりますが、日越外交関係樹立45周年という記念すべき年を心よりお祝い申し上げます。今後の両国関係の更なる発展を祈念いたしますとともに、私としても、両国関係の更なる飛躍へ向け、引き続き尽力してまいります。

茂木 敏充

経済再生担当大臣

Nguồn TG&VN: http://baoquocte.vn/viet-nam-dong-gop-quan-trong-trong-cptpp-81893.html