Việt Nam khó dùng 'vũ khí chiến lược' ở U23 châu Á

Giải U23 châu Á tập hợp nhiều đội tuyển xuất sắc với thể hình vượt trội hơn so với U23 Việt Nam.

SEA Games 30 đã khép lại, song dấu ấn của thầy trò chiến lược gia người Hàn Quốc Park Hang-seo để lại trong lòng khán giả Việt Nam là vô cùng đậm nét. Họ đã đem đến cho người hâm mộ nhiều cung bậc cảm xúc, để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.

Cứ sau mỗi giải đấu, mỗi trận đấu, ông Park lại mang tới những sự bất ngờ bởi các miếng đánh khác nhau. Phòng ngự phản công là lối chơi xuyên suốt hành trình 2 năm qua. Nhưng ở SEA Games 2019, Việt Nam còn cực giỏi ở những tình huống cố định, bóng bổng.

Trả lời phỏng vấn sau trận thắng U22 Campuchia 4-0 ở bán kết SEA Games 2019 diễn ra tối 7/12, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh cũng thừa nhận rằng tình huống cố định là vũ khí mới của U22 Việt Nam.

Các tình huống cố định là vũ khí chiến lược của U22 Việt Nam.

Đã có thời gian rất dài, bóng bổng luôn là cơn ác mộng của Việt Nam. Còn ở SEA Games 2019, Việt Nam đã biến điểm yếu thành điểm mạnh.

8/24 bàn thắng mà đội tuyển Việt Nam có được ở SEA Games 30 đến từ các tình huống cố định (phạt góc, đá phạt), nghĩa là chiếm 1/3 tổng số bàn thắng.

Thậm chí, nhiều người còn so sánh cách chúng ta thực hiện các tình huống cố định ở SEA Games 2019 nó cũng nguy hiểm như đội tuyển Anh ở World Cup 2018.

Trong danh sách triệu tập để chuẩn bị cho U23 châu Á của HLV Park Hang -seo, các cầu thủ có chiều cao vượt trội vừa tham dự SEA Games như Hoàng Đức, Tấn Sinh, Thành Chung cũng có mặt.

Ở SEA Games 30, đối thủ của chúng ta có thể hình 'nhỏ con' hơn rất nhiều. Do đó, lối chơi bóng bổng đã trở thành thứ vũ khí đáng sợ của U22 Việt Nam.

Thế nhưng, khi ra đấu trường châu lục, và sắp tới đây là vùng chung kết U23 châu Á được tổ chức tại Thái Lan, liệu rằng lối chơi này có phát huy hiệu quả?

Đây cũng là mối quan tâm của nhiều người, bởi lẽ khác với SEA Games, giải U23 châu Á tập hợp nhiều đội tuyển xuất xắc với thể hình vượt trội hơn so với U23 Việt Nam. Điều này chúng ta cũng đã từng trải nghiệm khi đối đầu với U23 Uzebekistan tại trận chung kết U23 châu Á 2018, hoặc các đối thủ khác trước đó như U23 Hàn Quốc, U23 Australia...

Có lẽ, HLV Park Hang-seo cũng đã có những chiến lược của riêng mình đối với các đối thủ ở vòng chung kết U23 châu Á sắp tới. Điều duy nhất mà người hâm mộ có thể làm lúc này là tin tưởng và cổ vũ đội tuyển Việt Nam trước khi bước vào giải đấu.

Vòng chung kết U23 châu Á 2020 sẽ diễn ra từ ngày 8/1 đến ngày 26/1. U23 Việt Nam nằm ở bảng D cùng với U23 Jordan, U23 Triều Tiên và U23 UAE. Thầy trò HLV Park Hang Seo gặp lần lượt U23 UAE (10/01), U23 Jordan (13/01) và U23 Triều Tiên (16/01).

Mục tiêu của U23 Việt Nam đó là tái lập chiến tích vào chung kết U23 châu Á, và quan trọng là giành vé tham dự Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản.

Dưới đây là danh sách 28 cầu thủ tham dự U23 châu Á:

Thái Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-thao/binh-luan-bong-da/viet-nam-kho-dung-vu-khi-chien-luoc-o-u23-chau-a-3393165/