Việt Nam tự sửa chữa được 'sát thủ tầm thấp' 9K35 Strela-10

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có thể tự sửa chữa cả tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10 khá hiện đại.

Tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10 (NATO định danh là SA-13) là một trong những nhân tố quan trọng trong lưới lửa phòng không tầm thấp của mạng lưới bảo vệ bầu trời Việt Nam, và cũng là “cái ô” bảo vệ đội hình xe tăng, bộ binh hành quân trong thời chiến trước mọi kẻ địch nhăm nhe uy hiếp.

Tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10 (NATO định danh là SA-13) là một trong những nhân tố quan trọng trong lưới lửa phòng không tầm thấp của mạng lưới bảo vệ bầu trời Việt Nam, và cũng là “cái ô” bảo vệ đội hình xe tăng, bộ binh hành quân trong thời chiến trước mọi kẻ địch nhăm nhe uy hiếp.

9K35 Strela-10 là một trong những loại vũ khí phòng không có điều khiển hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần dần làm chủ được công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa các tổ hợp 9K35 Strela-10 trong nước thay vì phải thuê nước ngoài, qua đó tiết kiệm hàng tỉ đồng cho nhà nước. Ảnh: Ảnh: Công nhân nhà máy A34, Cục kỹ thuật Quân chủng PKKQ sửa chữa 9K35 Strela-10.

Theo số liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), giai đoạn 1985-1986, Việt Nam nhận tổng cộng 20 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 (NATO định danh SA-13 Gopher) cùng 500 quả đạn tên lửa.

Trong ảnh, các xe chiến đấu tổ hợp Strela-10 đang phóng đạn trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của phòng không Việt Nam.

Xe chiến đấu tổ hợp tên lửa Strela-10 được kết cấu đơn giản, được triển khai trên khung gầm xe bọc thép đa dụng bánh xích MT-LB. Trên xe lắp đặt đài radar trinh sát 9S86 được lắp giữa 2 cặp hộp chứa tên lửa trên phương tiện phóng. Bên trong xe là cabin điều khiển với kíp trắc thủ 3 người.

Cận cảnh giá phóng tên lửa với 4 hộp chứa đạn 9M37 - dài 2,2m, nặng 40kg với đầu đạn nặng 3,5 kg. Tên lửa lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ gần Mach 2, tầm bắn 500-5.000m, độ cao 10-3.500m.

Đạn tên lửa 9M37 của hệ thống Strela 10 sử dụng 2 phương pháp dẫn đường gồm: tương phản ảnh (nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa) và tự dẫn hồng ngoại (bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra). Trong ảnh, ở giữa 2 cặp hộp phóng là anten của đài radar 9S86 có tầm trinh sát từ 450m tới 10.000m.

Sau nhiều cuộc chiến, tên lửa Strela-10 được thừa nhận (kể cả từ đối phương) là một trong những tổ hợp phòng không tầm thấp đặc biệt nguy hiểm. Khả năng cơ động cao khiến Strela-10 có thể tung ra những đòn tấn công bất ngờ cho đối phương, đồng thời cũng thích hợp làm vũ khí phòng không lục quân, hộ tống các đơn vị chiến đấu để bảo vệ không phận chiến trường.

Cùng với đó, phương pháp dẫn đường hiệu quả dựa trên đầu tự dẫn tương phản ảnh và hồng ngoại mang đến cho tổ hợp Strela-10 khả năng tác chiến độc lập rất cao, không cần nhiều khí tài hỗ trợ cồng kềnh như các hệ thống phòng không tầm trung và xa.

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/viet-nam-tu-sua-chua-duoc-sat-thu-tam-thap-9k35-strela-10-663593.html