Vinafood 1, Vicem, Satra, Vimc… có tới hàng nghìn tỷ đồng nợ khó đòi

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong năm 2021, hàng loạt tập đoàn, Tổng công ty, công ty có sợ nợ khó đòi lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng như Vinafood1, Satra, TKV, Vicem, Sawaco, Vinataba.

Phát sinh nợ phải thu quá hạn

Kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) và công ty, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn như TCT Hàng hải Việt Nam (VIMC): Công ty mẹ 268,76 tỷ đồng, Công ty CP Cảng Sài Gòn 164,04 tỷ đồng, Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam 111,10 tỷ đồng, Công ty CP Cảng Hải Phòng 38,36 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông 27,02 tỷ đồng, Công ty CP Vận tải Biển Vinaship 2,68 tỷ đồng;

Tại Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC), phát sinh nợ của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh Nhà Tp.HCM 67,29 tỷ đồng, Công ty CP Chiếu sáng Công cộng Tp.HCM 12,10 tỷ đồng.

 (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

TCT Bưu điện Việt Nam (VNPost) có số nợ phát sinh là 16,65 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) 86,78 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam 4,21 tỷ đồng; Công ty mẹ - SCPC 42,3 tỷ đồng.

Về nợ khó đòi, trong năm 2021, một loạt TĐ, TCT có số nợ khó đòi lớn. Đứng đầu là TCT Lương thực Miền Bắc (Vinafood1): Văn phòng Công ty mẹ 2.537,98 tỷ đồng, Công ty TNHH Lương thực Phương Đông 28,26 tỷ đồng, Công ty CP Lương thực Lương Yên 21,02 tỷ đồng, Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh 11,48 tỷ đồng, Công ty CP Lương thực Thanh Hóa 5,03 tỷ đồng, Công ty CP Lương thực Đông Bắc 3,50 tỷ đồng, Công ty CP Lương thực Yên Bái 1,69 tỷ đồng.

TCT Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (Satra): Công ty mẹ 430,71 tỷ đồng; Công ty CP Vật tư tổng hợp TPHCM 10,41 tỷ đồng.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) có số nợ 279,15 tỷ đồng.

TCT Xi măng Việt Nam (Vicem): Vicem Bỉm Sơn 95,43 tỷ đồng, Vicem Tam Điệp 14,97 tỷ đồng, Vicem Hoàng Thạch 14,63 tỷ đồng, Vicem Sông Thao 12,91 tỷ đồng, Vicem Hoàng Mai 9,29 tỷ đồng, Vicem Hải Vân 7,55 tỷ đồng, Vicem Hạ Long 5,49 tỷ đồng, Vicem Bút Sơn 2,58 tỷ đồng, Vicem Hải Phòng 2,36 tỷ đồng.

TCT Cấp nước Sài Gòn (Sawaco): Công ty mẹ 38,30 tỷ đồng; Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn 7,77 tỷ đồng; Công ty CP Cấp nước Bến Thành 08 tỷ đồng; Công ty CP Cấp nước Gia Định 3,30 tỷ đồng; Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân 2,01 tỷ đồng.

TCT Thuốc lá Việt Nam (Vinataba): Công ty CP Hòa Việt 15,99 tỷ đồng; Văn phòng TCT 5,86 tỷ đồng; Công ty CP Ngân Sơn 1,58 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long 0,7 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn 0,22 tỷ đồng; Công ty TNHH Hải Hà - Kotobuki 0,19 tỷ đồng; Liksin 22,73 tỷ đồng.

Một số đơn vị phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi: VNPT 509,12 tỷ đồng; EVN 367,86 tỷ đồng.

Một số đơn vị nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm chưa được thu hồi Vinafood1: Công ty CP Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà (bà Nguyễn Kim Thanh 3,49 tỷ đồng từ năm 2006), Công ty CP Muối Việt Nam (Hồ Thị Thanh Thủy 0,52 tỷ đồng, Hồ Văn Lợi 0,22 tỷ đồng, Hồ Quốc Khánh 0,1 tỷ đồng…); Công ty mẹ -VIMC (Nguyễn Lê Anh Tuấn 0,87 tỷ đồng); Công ty mẹ - EVN.

Một số đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao Vicem: Vicem Tam Điệp 8,24 lần; Vinafood1: Công ty CP Lương thực Yên Bái 6,22 lần, Công ty CP Lương thực Cao Lạng 5,66 lần, Công ty CP XNK Lương thực - TP Hà Nội 3,91 lần.

Mất an toàn về tài chính

Cũng theo KTNN, một số TĐ, TCT có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định Công ty mẹ - EVN 15.892,64 tỷ đồng; Vicem: Công ty mẹ 4.350,97 tỷ đồng, Vicem Tam Điệp 382 tỷ đồng; Công ty mẹ - TKV 2.030 tỷ đồng; Công ty mẹ - Vinataba 1.836,29 tỷ đồng; Công ty mẹ - HFIC 339,74 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPost 212,39 tỷ đồng.

Vicem Tam Điệp, Vicem Hạ Long, Vicem Sông Thao; Vinafood1: Công ty CP Lương thực Hà Bắc, Công ty CP Lương thực Nam Định, Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh, Công ty CP Lương thực Bình Trị Thiên, Công ty CP Lương thực Lương Yên, Công ty Liên doanh sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.

KTNN cũng chỉ ra, tình trạng sở hữu chéo trong cùng TĐ, TCT chưa được khắc phục.

Cụ thể, tại Vinataba: Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn cùng đầu tư vào Công ty CP Hòa Việt, Công ty CP Cát Lợi; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Bắc Sơn và Viện Thuốc lá cùng đầu tư vào Công ty CP Ngân Sơn.

Tại TKV, TCT Điện lực TKV và TCT Công nghiệp mỏ Việt Bắc cùng đầu tư vào Công ty CP Than điện Nông Sơn; TCT Công nghiệp mỏ Việt Bắc, TCT Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin và TCT Khoáng sản TKV - CTCP cùng đầu tư vào Công ty CP Xi măng Tân Quang.

Một số đơn vị chưa xây dựng quy chế quản lý tiền, định mức tồn quỹ tiền mặt/tiền gửi ngân hàng, quản lý dòng tiền chưa hiệu quả. Đơn cử như Công ty mẹ - SCPC phát sinh khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 06 tháng đến 01 năm (số dư tại 31/12/2021 là 10 tỷ đồng), lãi suất từ 5,5% đến 6%/năm, trong khi đó phải đi vay để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động (vay ngắn hạn 53,96 tỷ đồng, các khoản vay kỳ hạn 01 năm, lãi suất từ 7% đến 8%/năm).

VIMC chưa lập kế hoạch dòng tiền hàng tháng (Công ty CP Đại lý Hàng hải Việt Nam, Công ty CP Cảng Sài Gòn); số dư tiền gửi và tiền mặt một số thời điểm vượt hạn mức quy định (Công ty mẹ - Công ty CP Đại lý Hàng hải Việt Nam, Cảng Tân Thuận - Công ty CP Cảng Sài Gòn).

EVN chưa có quy định về hạn mức số dư tiền gửi nhằm linh hoạt chuyển tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN); việc cân đối dòng tiền năm và hàng tháng tại một số đơn vị chưa cân đối giữa nguồn tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, trong đó: Một số thời gian còn duy trì một lượng tiền gửi không kỳ hạn, ít giao dịch nhưng chưa cân đối để gửi có kỳ hạn (Công ty mẹ - EVN, TCT Điện lực TPHCM, TCT Điện lực miền Nam); hoặc một số hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn ngắn hơn thời gian ổn định của số dư tiền gửi trong năm (TCT Phát điện 3 - CTCP, Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa thuộc TCT Phát điện 3 - CTCP).

VNPost, vượt hạn mức lưu quỹ tại Bưu điện Hà Nội, Tp.HCM, Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bình Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Nam, Công ty Phát hành Báo chí Trung ương.

Hà Linh

Nguồn TCDN: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/vinafood-1-vicem-satra-vimc-co-toi-hang-nghin-ty-dong-no-kho-doi-d39432.html