Vĩnh Phúc: Chùa Hà Tiên, điểm du lịch mới về tâm linh, sinh thái

Chùa Hà Tiên (chùa Hà), ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa nằm ngay bên quốc lộ 2B (bên trái) hướng từ thành phố Vĩnh Yên lên khu nghỉ mát Tam Đảo. Đây là ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Chùa đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1995.

Khu vực Tam Bảo chùa Hà Tiên, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Chùa Hà Tiên được xây dựng từ năm Quý Mùi (1703), niên hiệu Chính Hòa thứ 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp. Theo dân làng kể lại, xưa Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu trên đường hội quân với vua Hùng Vương thứ 6 đánh giặc, đã dùng nơi đây làm nơi chiêu binh tụ kiệt. Di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc từng là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý Trần với khuôn viên rộng 6,2ha, vừa là nơi thờ phật, vừa là phật học đường nơi truyền bá tri thức giáo pháp cho nhiều thế hệ tăng ni, cư sĩ qua hàng trăm năm, và cũng là nơi thờ bà thánh mẫu Năng Thị Tiêu. Đặc biệt nơi đây đã từng lưu dấu của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước cổng chùa là hồ sen rộng lớn hàng trăm mét vuông

Do sự biến động đổi thay, cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, chùa Hà bị hủy hoại hoàn toàn, đến khoảng những năm 60,70 của thế kỷ XX, nhân dân địa phương tận dụng những cơ sở công trình công cộng, bài trí tượng Phật, các đồ pháp khí còn lại làm nơi lễ Phật, cố gắng gìn giữ nơi chùa cảnh xưa để phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, vì thế chùa Hà tuy bị hủy hoại nhưng pháp luân vẫn luôn chuyển trong tâm thức của nhân dân, của Phật tử gần xa, luôn kính ngưỡng về suối nguồn đạo đức, tâm linh.

Nhà thờ tổ của chùa

Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trước khi có chủ trương xây dựng, trùng tu, phục hồi, chùa Hà Tiên có 3 gian bài trí 7 pho tượng Phật sử dụng như là chùa chính, 3 gian tiếp đón khách thập phương đồng thời làm nơi tu lễ, 2 gian tưởng niệm Bác Hồ, khu vườn gồm 8 ngôi tháp và cây si cổ thụ, dưới chân đồi phía Nam có giếng Hà, nơi Bác Hồ đã ngồi nghỉ vào năm 1961.

Khu vực thờ Mẫu được xây dựng khang trang rộng rãi

Tất cả các công trình kiến trúc nêu trên đều là loại nhà cấp 4, xây tường đầu hồi bít đốc, quá giang gối tường, là những công trình phục vụ hợp tác xã và về sau Công ty Lâm nghiệp sử dụng làm nhà làm việc, ngoài ra còn có 2 bia đá: 1 cây hương “Hà Tiên Thiên đài bi” lập năm Chính Hòa thứ 24 (tức năm 1703) – ghi lại việc trùng tu chùa Hà, 1 tấm bia dẹt được tạo năm Quang Trung thứ 4 (1791); ghi lại sự việc nhà sư trụ trì là Tổ Tịnh Huân nguyện lập đàn tự hóa để cầu mưa cho thiên hạ, tránh được nạn hạn hán mất mùa đói kém, giải thoát tai ương cho nhân dân trong vùng, nay cứ đến ngày 1/6 âm lịch hàng năm là ngày kỵ nhật của Tổ, chúng Tăng đều tổ chức lễ giỗ Tổ trang trọng để bày tỏ sự tri ân với công đức của Tổ đã vì dân mà thăng hóa, chùa cũng còn lưu giữ 2 voi đá nhỏ.

Tháp tổ trong chùa có niên đại hàng trăm năm được bao bọc bởi cây sanh hàng trăm tuổi

Thấy rõ được những giá trị và ý nghĩa lịch sử của di tích chùa Hà Tiên, để đáp ứng nhu cầu phục vụ tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế văn hóa - xã hội của tỉnh. UBNĐ tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng khu di tích chùa Hà Tiên với tổng điện tích gần 6ha.

Trong đó: Diện tích đất quy hoạch khôi phục, tôn tạo khu di tích là: 49.958m2; Điện tích đất quy hoạch cho Ban trị sự Phật giáo Vĩnh Phúc là: 7.200m2.

Dự án bao gồm các hạng mục: Khu vực I: Xây dựng trên nền đất chùa cổ gồm: Tam quan; tả, hữu môn; hành lang tả, hữu; Tam Bảo; Nhà Thờ Tổ; Nhà khách; Nhà Trưng bày, Nhà Thờ Mẫu; Nhà Lưu niệm Bác Hồ, Thảm hoa; Đất dự kiến xây dựng Thư viện, Vườn Tháp cổ, Sân bậc.

Tượng La Hán bên trái nhà Tam Bảo hướng lên khu vực nhà thờ Tổ

Khu vực II: Gồm: Tam quan hậu; tượng phật Thích ca Thiền + hồ sen; Vườn tháp; giếng ngọc; tượng phật Di lặc tọa Thiền; MÔ hình vài ngôi chùa cổ nổi tiếng thế giới; Nhà khách cư sĩ; HỒ lạc tiên; Tạ Thủy lâu; Thiền đình và Tượng 1 8 vị La Hán; Tượng Quan âm BỒ tát tọa sen; Bãi đỗ xe; Vọng lâu; Vườn cây ăn quả; Vườn rau xanh; Rừng măng Bát độ; Rừng Tùng; Bồn cây; Tiểu cảnh; Đường dạo các loại.

Khuôn viên của chùa rộng và xanh ngát

Với một bề dày lịch sử, với tầm vóc của một di tích lịch sử văn hóa lớn, chùa Hà Tiên sau khi được xây dựng xong sẽ là một trung tâm đu lịch tâm linh, sinh thái mới của Vĩnh Phúc; là điểm đừng chân đầu tiên của du khách trong hành trình: Vĩnh Yên, Tây Thiên, Tam Đảo.

Tiến Dũng

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/vinh-phuc-chua-ha-tien-diem-du-lich-moi-ve-tam-linh-sinh-thai-70652