VN-Index đảo chiều, xu hướng hay tâm lý?

(ĐTCK-online) Thị trường chứng khoán Việt Nam rất khó dự đoán, đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia. Đúng như vậy, sau những phiên sụt giảm trước đó, lượng dư bán giá sàn tràn ngập trong khi bên mua rụt rè thì ngay tức khắc, thị trường đảo chiều 180 độ, với lệnh mua giá trần tràn ngập trong khi chẳng ai muốn bán. Việc thị trường chứng khoán Việt Nam đảo chiều khiến cho nhiều người không khỏi băn khoăn: Đây là dấu hiệu đảo chiều thực sự của thị trường khi đã chạm đáy hay là do tâm lý lạc quan thái quá của nhà đầu tư? Hay do một nguyên nhân nào khác…?

Đêm qua (23/6), mặc dù tiếp tục suy giảm nhưng thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã có những tín hiệu tích cực hơn. Nhà xếp hạng tín dụng hàng đầu Moody’s cảnh báo về khả năng duy trì định mức xếp hạng tín dụng của Chính phủ Mỹ có thể bị rủi ro khi đồng USD đang bị thách thức ác liệt. Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm điểm đầu phiên sau đó trở lại mức cân bằng và cuối phiên chỉ số S&P 500 vẫn giữ được màu xanh trong khi DowJones và Nasdaq đều giảm nhẹ. Sáng nay (24/6), các chỉ số chứng khoán khu vực Châu Á cũng có những diễn biến khả quan khi có mức tăng khá từ 1-2%. Theo CTCK VNDS, khi thị trường về gần 400 điểm đã có sự giải ngân của các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một tín hiệu tích cực và nhà đầu tư cần theo dõi thanh khoản của nhóm cổ phiếu bluechips để biết được động thái giao dịch của nhóm này. Còn theo CTCK VCBS, hoạt động bắt đáy vẫn đang diễn ra. Tâm lý nhà đầu tư trong nước sẽ hồi phục mạnh nếu thị trường thế giới tiếp tục khả quan hơn. Xét trên tín hiệu kỹ thuật, thị trường đang ở giai đoạn mua vào. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, thị trường có thể phục hồi 1-2 phiên nhưng rủi ro tiềm ẩn cho những nhà đầu tư tham gia bắt đáy là rất lớn. Trở lại với diễn biến phiên giao dịch sáng nay, mặc dù lệnh bán tháo vẫn được đưa vào từ rất sớm, nhưng việc HASTC-Index đảo chiều sớm đã giúp tâm lý nhà đầu tư hưng phấn trở lại. Chỉ số VN-Index kết thúc đợt 1 đã tăng 2,15 điểm, lên 440,7 điểm (tương đương tăng 0,49%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 7.059.220 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 243,73 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 129 mã tăng giá, 1 mã đứng giá tham chiếu là BTC, 16 mã giảm giá và 19 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó có 104 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn. Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, thị trường nhanh chóng tăng mạnh về điểm số do người bán đã có dấu hiệu găm hàng khi nhận thấy thị trường có dấu hiệu tranh mua. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 17,65 điểm, lên 456,2 điểm (tương đương tăng 4,02%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 48.481.010 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1.623,30 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/06/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 456,22 điểm, tăng 17,67 điểm (tương đương tăng 4,03%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 50.442.110 đơn vị, tăng 69,29% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.690,549 tỷ đồng, tăng 40,95% so với phiên trước. Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 2.209.100 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 73,60 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 50.977.110 đơn vị (tăng 59,53% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.706,795 tỷ đồng (tăng 34,57%). Trong tổng số 165 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 148 mã tăng giá, 16 mã giảm giá, 1 mã đứng giá tham chiếu là BTC. Trong đó, có 123 mã tăng trần, 12 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 8 mã không còn dư mua là CNT, VKP, BBT, SJS, HAX, VHG, DCC. Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng kịch trần. Cụ thể, VNM tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,47%), đạt 93.500 đồng. PVD tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), đạt 80.500 đồng. HAG tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,41%), đạt 71.000 đồng. FPT tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,38%), đạt 71.500 đồng. HPG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%), đạt 55.000 đồng. SSI tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,20%), đạt 62.000 đồng. DPM tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,81%), đạt 43.600 đồng. PVF tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%), đạt 41.800 đồng. PPC tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,81%), đạt 28.300 đồng. Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 9,5 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 18,90% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 34.900 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.600 đồng (tương đương 4,80%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 40,22% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong phiên giao dịch sáng nay, có 6 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là TCR, TTP, TTF, SBT, COM, SFC. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.500 đồng lên mức 98.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 40 nghìn cổ phiếu. Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE đều tăng giá, trong đó có 3 mã tăng trần. Cụ thể, MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,82%), đạt 5.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 600 đồng (tương đương 4,92%), đạt 12.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 200 đồng (tương đương 3,70%), đạt 5.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 300 đồng (tương đương 3,80%), đạt 8.200 đồng/chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 61 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.275.420 đơn vị, bằng 2,53% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVF được họ mua vào nhiều nhất với 256.900 đơn vị, chiếm 12,87% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như PPC (219.000 đơn vị), SBT (125.250 đơn vị), VNE (70.490 đơn vị) và VIC (50.500 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là BTC (100,00%), VIC (41,79%), SBT (32,25%), TRC (31,39%) và ALP (23,95%). 5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất Mã Giá +/- % KLGD STB 34.900 1.600 4,80% 9.533.710 VFMVF1 12.800 600 4,92% 3.732.930 SAM 30.800 1.400 4,76% 3.543.890 PVF 41.800 1.900 4,76% 1.995.600 PRUBF1 5.600 200 3,70% 1.482.420 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất Mã Giá +/- % KLGD TCR 12.600 600 5,00% 71.260 TTP 39.900 1.900 5,00% 136.030 TTF 21.000 1.000 5,00% 836.770 SBT 12.600 600 5,00% 388.380 COM 46.200 2.200 5,00% 3.290 5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất Mã Giá +/- % KLGD SFI* 44.100 (81.900) -65,00% 49.890 LCG* 55.000 (24.000) -30,38% 59.480 MCV* 15.600 (1.800) -10,34% 144.570 SGT* 23.400 (2.300) -8,95% 36.890 HDC 43.800 (2.300) -4,99% 144.040 * SFI: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng cổ phiếu (tỷ lệ 1:1) và cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 1:1) * SGT: Ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm 2008 (tỷ lệ 13%) và phát hành cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 3%) * LCG: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng cổ phiếu đợt 4/2008, tỷ lệ 50% * MCV: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 12% và cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 5%

Nguồn ĐTCK: http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=20936