Võ sư Đức Vượng: Đoàn kết là sức mạnh

Chỉ bằng giọng nói, cử chỉ, ánh mắt và nụ cười nhưng Võ sư Đức Vượng đã phác họa cho tôi thấy một người rất chân thành. Tôi quen Đức Vượng tại Hội quán gần Trung tâm Sách Kỷ lục, nơi gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ và những Kỷ lục gia. Song giữa chúng tôi hình như có sự đồng cảm nào đó, nên Vượng mới rủ tôi 'bơi ngược dòng thời gian' trở về miền quá khứ cơ hàn xa tít tắp của mình.

Sinh ra tại xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Vượng học hết phổ thông, nhưng nhà nghèo không có điều kiện cho Vượng tiếp tục đến với giảng đường đại học. Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha, Vượng vào Nam như bao người bạn cùng lứa khác tìm hướng đi cho cuộc đời mình. Bước chân đến Bình Dương Vượng làm đủ công việc để kiếm tiền sinh sống, tối lại đèn sách để ôn thi.

Võ sư Đức Vượng tại Võ đường Thiếu Lâm Bình Định

Trời cũng không phụ lòng người, năm 2010, Vượng đậu vào 2 trường đại học. Vượng chọn vào Đại học Sư phạm Kỹ thuật, tưởng chừng sẽ gắn bó suốt cuộc đời với nghề. Nhưng hình như “duyên trời đã định”, năm 2011 bố bị tai biến, nhà đất bán hết, Vượng phải nghỉ học đi làm phụ với mẹ để nuôi bố.

Con đường đến với võ thuật của Vượng thực ra không phải tình cờ, mà nó đã xuất hiện lờ mờ hồi anh còn học phổ thông, hình như đã thấm sâu vào từng cơ bắp của anh.

“Nhanh thật ! Tưởng chừng như mới đây thôi vậy mà đã 10 năm rồi!”. Đức Vượng nhún vai như tự nói với chính mình. Có lẽ những bước đi của thời gian, dù rất lặng lẽ nhưng vẫn khiến Vượng giật mình sau mỗi lần trở về với quá khứ, tuổi thơ của anh. Bởi khi quay lại với thực tại, anh đã tròn 30 tuổi, đã xấp xỉ 10 năm học trong võ đường khổ luyện và giao đấu với nhiều môn phái khác nhau. Lần đấu võ đài của khu vực miền Nam – nghe được tiếng gần xa, Chưởng môn Trần Hữu Tiêm - bậc thấy gạo cội trong làng võ. Sau đó Vượng dược thầy thương và truyền dạy thêm võ công môn phái Thiếu lâm Bình Định. Trải qua nhiều năm, QuốcVượng đã được nhận văn bằng Võ sư và nhiều giải thưởng khác.

Khi thành danh, Vượng xin phép mở võ đường đầu tiên tại Đình Thần Tân Long, Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương, và mở thêm lớp dạy tại Trường Cao đẳng nghề Đồng An.

Võ sư Đức Vượng tại giải đấu Võ cổ truyền toàn quốc năm 2016

Tuy gia đình cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng tinh thần võ sĩ đạo rất cao, yêu quê hương, Võ sư Đức Vượng muốn truyền lại những tinh hoa võ thuật lại cho tỉnh nhà. Tháng 6/2014, Vượng xin phép mở thêm võ đường tại đất Bắc, đình làng Hà Thanh. Lấy ngày 30/9 Đức Vượng khai sáng nhóm Tứ Đại (Tự nguyện thiện) đứng ra tổ chức Đại hội giao lưu võ thuật tại quê nhà, cùng các võ sĩ tỉ võ gây từ thiện cho quê hương với sự tham gia đầy của gần chục võ đường cùng các võ sư trong nước và 500 võ sinh, diễn viên điện ảnh Hà Nội, các ban ngành lãnh đạo của tỉnh và địa phương về dự.

Là một người thầy, không những phải giỏi mà phải có tinh thần trách nhiệm, kiên trì dạy cho học trò từng chút một để đạt đến đỉnh cao”. Đức Vượng tâm sự.

Rất tâm huyết với nghề, không chỉ mong muốn phát triển nghề, Vượng thường thực hiện những chương trình từ thiện. Chính vì thế nhanh đã chọn ngày 30/9 là lịch tổ chức thường niên Đại hội giao lưu võ thuật gây quỹ từ thiện, tập hợp các anh em từ mọi miền đất nước, đặc biệt trong giới võ thuật chung tay vì nghĩa gieo mầm thiện ước.

Dù sinh sau đẻ muộn, ngày 11/11/2018 Tứ Đại đã tổ chức thành công Lễ giao lưu và tỉ võ gây quỹ từ thiện tại huyện Lý Nhân, Hà Nam./.

QUANG ĐẠT

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/vo-su-duc-vuong-doan-ket-la-suc-manh-d86119.html